BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA VÀ NGUYÊN TẮC TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

12/11/2024 - 191 lượt xem

Theo Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: “1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác...

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA VÀ

NGUYÊN TẮC TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

 

Bản chất của súc vật là động vật hoang dã mang bản tính thú dữ đã được con người thuần hóa, kiểm soát được hoạt động và tuân thủ theo sự quản lý của con người. Thực tế đó đã đặt ra một vấn đề pháp lý cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức với tư cách là chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba trong việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây ra. 

Câu hỏi: Gia đình ông N có nuôi một đàn bò. Một đêm mưa, do cài then chuồng trại không chặt, gió thổi mạnh làm bật cửa, một con bò đã xổng chuồng chạy sang ruộng lúa của nhà bà H gần đó ăn gần hết. Sáng ra, bà H phát hiện con bò nhà ông N đang nằm no kễnh bên ruộng lúa nhà mình nên đã giữ lại và yêu cầu ông N phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con bò gây ra. Tuy nhiên, ông N chỉ chấp nhận đền bù cho bà một nửa, vì ông cho rằng ông không cố ý thả bò vào phá ruộng lúa mà là do bò xổng chuồng tự phá hoại. 

Như vậy ông N có đúng hay không? Ông N phải bồi thường thiệt hại do con bò của mình gây ra như thế nào? Bài viết sau đây Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ giải đáp những thắc mắc của khách hàng như sau

I. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13;

- Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của HĐTP Toà án nhân dân Tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

II. Nội dung

1. Trong trường hợp súc vật gây thiệt hại, chủ sở hữu súc vật có trách nhiệm bồi thường?

Theo Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Theo quy định trên thì “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác”, ông N chỉ không phải chịu bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên trong tình huống trên, có yếu tố lỗi từ phía ông N do không cài kỹ then chốt nên đây không thể xem là sự kiện bất khả kháng để ông N được miễn trách nhiệm bồi thường.

 

2. Nguyên tắc bồi thường trong tình huống trên?

Quan điểm của ông N là chỉ bồi thường một nửa thiệt hại cho bà H, bà H thì yêu cầu ông phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con bò gây ra cho bà H là giá trị tương ứng với thiệt mà con bò đã ăn ruộng lúa của bà H. 

1) Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

"1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình."

2) Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Thiệt hại thực tế thiệt hại đã xảy ra (bao gồm: thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần) được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường

+ Thiệt hại về vật chất: là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm (bao gồm: tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm).
+ Thiệt hại về tinh thần: là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường.

Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời là thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Dựa trên nguyên tắc bồi thường mà pháp luật đã quy định, ông N có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất (bao gồm: phần lúa đã bị con bò của ông N ăn mất, chi phí hợp lý bà H dùng để khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất/giảm sút do lúa của bà H bị huỷ hoại...) toàn bộ và kịp thời cho bà H.

Ông N chỉ được giảm mức bồi thường trong trường hợp ông chứng minh được lỗi vô ý và thiệt hại ông đã bồi thường quá lớn so với khả năng kinh tế của ông;

Trường hợp ông N không chịu bồi thường hoặc mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bà H có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

 

Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi, Công ty Luật HT Legal VN luôn sẵn sàng lắng nghe những thông tin bạn muốn chia sẻ và giải đáp thắc mắc, hỗ trợ cho vấn đề của bạn. Để được tư vấn cụ thể bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau: 

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Công ty Luật TNHH HT Legal VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com    Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040 - 09 2222 4040 - 09 4517 4040

Thuy Ngan
Theo HT Legal VN