LUẬT SƯ PHÒNG BỆNH HT CHIA SẺ: TẠI SAO CHÚNG TA CẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT
(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)
Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến rất nhiều hành vi sai phạm, vi phạm pháp luật hình sự bị mang ra ánh sang để giải quyết và trừng trị theo quy định pháp luật. Một số vụ án hình sự nổi cộm gần đây đã và đang được giải quyết như:
- Vụ án Việt Á: Đây là một trong 10 vụ án trọng điểm trong năm 2022, liên quan đến vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí;
- Vụ án liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết: Chủ tịch FLC bị cáo buộc sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán;
- Vụ án ông Đỗ Anh Dũng và bà Trương Mỹ Lan: Liên quan đến sai phạm trong trái phiếu doanh nghiệp;
- Vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Chủ tịch AIC bị cáo buộc sai phạm về đấu thầu;
- Vụ án về Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các vụ án thất thoát, lãng phí tại Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI);
- Vụ án đăng kiểm đang được Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh xét xử.
Ngoài ra, còn rất nhiều vụ án khác đang được yêu cầu khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh. Điều này phản ánh tình hình pháp luật và công lý tại Việt Nam là không có vùng cấm và thượng tôn pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị trừng trị theo đúng pháp luật.
1. Tại sao chúng ta cần thượng tôn pháp luật?
Việc tuân thủ pháp luật có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội, giúp gìn giữ, bảo vệ và phát triển của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số ý nghĩa cơ bản của việc thượng tôn pháp luật:
- Bảo đảm công bằng xã hội
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình
- Tạo dựng trật tự xã hội, gìn giữ sự phát triển bền vững
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo nguồn lực xã hội dồi dào
- Xử lý xung đột, trừng trị hành vi vi phạm pháp luật
- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng
- Bảo vệ an ninh và phát triển quốc gia
Nhìn chung, thượng tôn pháp luật không chỉ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển tích cực và bền vững của toàn xã hội. Đây là lý do tại sao mỗi công dân cần phải ý thức được tầm quan trọng của pháp luật, thượng tôn pháp luật và đóng góp vào việc thực hành pháp luật một cách chủ động và tích cực.
2. Làm sao để thượng tôn pháp luật?
Tinh thần thượng tôn pháp luật là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong xã hội, đảm bảo sự công bằng và trật tự. Dưới đây là một số lời khuyên để mọi người có thể gìn giữ và thúc đẩy tinh thần này:
Tuân thủ pháp luật: Luôn tuân theo các quy định của pháp luật trong mọi hoạt động hàng ngày, công việc kinh doanh và trong cách ứng xử với bản thân và người khác, đặc biệt là luôn hiểu biết những việc bị pháp luật cấm.
Nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức: Phát triển ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, đạo đức xã hội không chỉ vì sợ hình phạt mà còn vì nhận thức được tầm quan trọng của nó đối với bản thân và cộng đồng, gìn giữ nền tảng đạo đức xã hội được tốt đẹp.
Hiểu biết pháp luật: Luôn chủ động tìm hiểu, trang bị cho mình kiến thức cơ bản, nền tảng về pháp luật để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, giúp đỡ cho người khác cũng hiểu biết như vậy nhằm hình thành một cộng đồng hiểu biết và ý thức hơn.
Tham gia và góp phần giáo dục pháp luật: Nên tích cực tham gia các khóa học, hội thảo về pháp luật để nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng xử pháp lý hoặc chí ít quan tâm và tìm hiểu nhiều về các bài viết pháp lý, video và chương trình pháp lý hữu ích. Hoạt động này không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn góp phần thúc đẩy gia đình, xã hội theo hướng tôn trọng và thượng tôn pháp luật.
Hỗ trợ và bảo vệ người khác: Khi chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật, hãy có trách nhiệm nhắc nhở, trình báo cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân; Cơ quan Công An; Tòa Án và cơ quan chức năng khác, ngoài ra luôn sẵn sàng hỗ trợ nạn nhân, người bị hại với hết khả năng của mình.
Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Luôn tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, tự do cá nhân của người khác, không có hành vi chỉ trích, thái quá hoặc quá thờ ơ khi người khác bị xâm hại.
Thực hành công bằng xã hội: Luôn ý thức và thực hành đối xử công bằng và không phân biệt đối xử, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Tôn trọng bản thân mình, người khác và kịch liệt lên án những hành vi sai trái, coi thường hoặc xâm phạm quyền, lợi ích của người khác một cách phù hợp pháp luật.
Với tư duy tích cực, ý thức thực hành những điều trên, mỗi người chúng ta sẽ góp phần tạo nên một xã hội pháp quyền mạnh mẽ, nơi mà pháp luật được tôn trọng và mọi người đều sống trong sự bình yên và hạnh phúc. Hãy bảo vệ pháp luật để được pháp luật bảo vệ.
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 09 6161 4040 – 09 2222 4040