MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

19/08/2024 - 135 lượt xem

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận pháp lý giữa bên cho vay và bên vay, trong đó bên cho vay cung cấp tài sản để bên vay sử dụng trong thời gian nhất định và phải hoàn trả theo thỏa thuận.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận pháp lý giữa bên cho vay và bên vay, trong đó bên cho vay cung cấp tài sản để bên vay sử dụng trong thời gian nhất định và phải hoàn trả theo thỏa thuận. Hợp đồng là công cụ giúp đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của bạn. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ giúp bạn đọc cũng như Quý khách hàng hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện hơn về một số quy định về hợp đồng vay tài sản.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13. 

II. Nội dung 

1

1. Khái niệm hợp đồng vay tài sản

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS): Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng dân sự thông dụng trong giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Tài sản cho vay theo quy định của pháp luật bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 

2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản vay 

a. Đối với bên cho vay: 

- Bên cho vay có các quyền như sau

+ Theo quy định tại Điều 467 BLDS 2015, các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích. 

+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản.

- Theo quy định tại Điều 465 BLDS 2015, bên cho vay có nghĩa vụ như sau:

+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác. 

b. Đối với bên vay: 

- Bên vay có các quyền như sau

+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Khi hết hạn của hợp đồng, bên vay phải tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đã kí kết:  

+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

+ Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

+ Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

3

3. Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Lãi suất là khoản phí mà bên vay trả cho bên cho vay ngoài số tiền hoặc giá trị tài sản đã vay, tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là sự đền bù cho việc sử dụng tài sản hoặc tiền và có thể thay đổi tùy theo thỏa thuận và quy định pháp lý. Cụ thể theo Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:

- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời điểm trả nợ. Mục đích của quy định về lãi suất nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi, bởi, nếu đặt lợi thế quyết định ý chí trong hợp đồng vay thì bên cho vay có lợi thế quyết định ý chí hơn. Do đó, để ngăn chặn việc bên cho vay lợi dụng tình trạng khó khăn của bên vay là đưa ra một mức lãi suất không thỏa đáng.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về “Một số quy định về hợp đồng vay tài sản”. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc và quý khách hàng biết rõ các điều khoản quan trọng và đảm bảo quyền lợi của mình trong các giao dịch vay tài sản. Liên hệ Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Công ty Luật TNHH HT Legal VN để được tư vấn pháp lý về hợp đồng vay tài sản.

 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh 

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Lan Anh
Theo HT Legal VN