Dựa trên Luật Dân sự
Để có thể xác định được ai là người chịu trách nhiệm khi gây tai nạn, ta có thể tham khảo Luật Dân sự năm 2015. Theo khoản 1, điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: Các nguồn nguy hiểm bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, thú dữ, vũ khí, chất độc cùng các nguồn nguy hiểm cao độ khác được quy định.
Vậy theo đúng như điều luật đã quy định, xe ô tô là một dạng nguồn nguy hiểm cao độ. Tiếp tục, ta chiếu theo điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Ta có thể xác định được, nếu người chủ sở hữu xe đã thuê người lái xe, tức có hợp đồng lao động. Do đó, xe đã được người lái xe chiếm hữu tạm thời vậy nếu xảy ra tai nạn thì trách nhiệm bồi thường chính là của người lái xe.
Tuy nhiên, trách nhiệm của người lái và chủ sở hữu xe có thể miễn giảm bồi thường trong các trường hợp sau, dựa trên khoản 3 điều 601: “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Bên cạnh đó, dựa trên khoản 4 điều 601 này: “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người giao phương tiện cho người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.
Theo luật này, ta có thể thấy nếu chủ xe cho người lái xe mượn mà không rõ mục đích, rất có thể người chủ xe sẽ bị liên đới trách nhiệm bồi thường. Do đó, theo kinh nghiệm, người chủ xe cần phải cẩn thận và biết chắc người lái xe luôn sử dụng xe mình vào đúng mục đích nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Dựa trên Luật Hình sự
Ngoài việc xác định rõ ràng phần trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện giao thông và người lái xe, ta cũng cần phải xác định về trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn. Cụ thể được quy định trong điều 202 Bộ luật Hình sự năm 2009 như sau: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”.
Dựa vào điều quy định trên, ta thấy rằng người sử dụng xe gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm về trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp nếu người chủ xe không trực tiếp là người điều khiển xe, ta hiểu rằng người lái xe sẽ chịu trách nhiệm chính và không loại trừ trong trường hợp cho mượn xe bị gây tai nạn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xác định các trường hợp bị phạt tù từ 3 đến 10 năm dựa trên luật trên, nhằm tránh các trường hợp lái xe phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự bao gồm một số điều quy định trong khoản 2 điều 202 luật hình sự 2009 như sau:
“Không có giấy phép hoặc bằng lái quy định.
Trong khi say rượu hoặc do dùng các chất kích thước mạnh khác.
Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
Gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (có thể nhận mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Vậy dựa trên những luật mà ta đã điểm qua, điều có thể kết luận được rằng khi xảy ra tai nạn, người lái xe hoặc được cho mượn sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự lẫn dân sự trên hầu hết các trường hợp.