Quy định về việc tranh tụng không chỉ có trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự mà có cả trong tố tụng hành chính. Tuy nhiên, việc tranh tụng trong tố tụng được thể hiện ở những mức độ giải quyết khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt.
Việc tranh tụng được bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý vụ án; các bên đương sự có quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu chứng cứ và có nghĩa cụ thông báo cho nhau các tài liệu chứng cứ đã giao nộp. Việc tranh tụng kết thúc khi vụ án được giải quyết; quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Khiếu kiện hành chính là cá nhân, tổ chức khởi kiện về một quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền của cơ quan nhà nước ra tòa án nhân dân có thẩm quyền. Do vậy, cơ quan nhà nước sẽ là bị đơn trong vụ án hành chính. Đối tượng khiếu kiện sẽ là các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Vai trò của luật sư trong vụ án hành chính?
Các vụ án hành chính thường có nhiều quan hệ và phức tạp khi xác định trách nhiệm, vụ việc thậm chí cả khi thi hành bản án đã có hiệu lực. Để đảm bảo giải quyết nhanh bạn hãy nhờ các luật sư:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai như trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất ….
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;
- Tranh chấp về thủ tục xử phạt hành chính, mức phạt hành chính.
- Tranh chấp về thời gian, hồ sơ giấy tờ trong lĩnh vực hành chính (như lĩnh vực xuất nhập khẩu,cấp giấy phép hành nghề, thuế, thông quan…..).
- Cử luật sư tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phiên tòa hành chính, như khiếu kiện: quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất, quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
- Cử luật sư đại diện thay mặt theo ủy quyền tại phiên tòa xét xử vụ án.
- Đại diện theo ủy quyền làm việc với các bên liên quan trong việc thi hành bản án hành chính.
- Tư vấn luật, cung cấp thông tin và tranh tụng lĩnh vực khác theo yêu cầu.
Tính đặc thù của vai trò luật sư trong tố tụng xét xử hành chính
Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính có những nét đặc thù sau:
- Những hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước là những hành vi đơn phương mà cơ quan quản lý nhà nước áp đặt đối với người bị quản lý
Quan hệ quản lý vốn là quan hệ không bình đẳng. Việc người dân đứng ra kiện trước Toà án những hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước cũng là một quan hệ không bình đẳng.
Vì người dân đứng kiện là người bị quản lý, về cơ bản là người “thân cô, thế cô”. Còn người bị kiện là cơ quan nhà nước có cả thế lực của bộ máy nhà nước đứng sau mình, làm chỗ dựa cho mình. Hơn nữa, nói chung người dân đi kiện ít am hiểu hoặc không am hiểu pháp luật, lại càng không am hiểu công việc và luật lệ và quản lý hành chính nhà nước.
Với tình trạng như vậy thì dù luật có quy định nguyên tắc bình đẳng ấy cũng khó thực hiện, thực tế chỉ là những chữ suông, vô nghĩa.
Để khắc phục tình trạng bất bình đó, vai trò luật sư là cần thiết.
- Toà án hành chính khác Toà án thường
Các Toà án thường, khi xét xử về dân sự thì xác định các quyền dân sự của công dân; khi xét xử về hình sự thì xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Toà án hành chính không làm những việc đó, mà chỉ phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước.
Người dân đi kiện không dễ dàng chứng minh được tính bất hợp pháp của hành vi hành chính. Sự giúp đỡ của luật sư là cần thiết.
- Tính độc lập của Thẩm phán Toà án hành chính
Khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật và không chịu bất cứ một áp lực nào, là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng đối với các vị quan toà nói chung và đặc biệt đối với quan toà xử cơ quan và nhân viên nhà nước. Nếu họ không độc lập xét xử thì quyền lợi chính đáng của người dân không được bảo vệ.
Vai trò của luật sư trong tố tụng xét xử hành chính là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm tính độc lập đó.
- Quyền của người dân đi kiện rất quan trọng về ý nghĩa và phạm vi. Cụ thể, người dân đi kiện cơ quan hoặc nhân viên nhà nước có quyền tự định đoạt rất lớn, bao gồm các quyền:
- Đòi huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật, hoặc chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật.
- Sửa đổi yêu cầu.
- Rút đơn kiện
- Đòi cơ quan hành chính nhà nuớc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Đòi được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tham gia thẩm cứu
- Hơn nữa, người dân đi kiện có quyền tham gia xét xử bằng cách đưa ra giải pháp hợp pháp cho vụ kiện, tức là đưa ra dự thảo bản án, phán quyết vụ kiện.
Người dân thường, nói chung, không đủ trình độ pháp lý để sử dụng có hiệu quả các quyền quan trọng nói trên, nhất là quyền đưa ra những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ, giải trình và đưa ra giải pháp hợp pháp cho Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Bởi vậy, vai trò của luật sư là cần thiết.
Trên đây là một số ý kiến của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về vấn đề “Vai trò Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hành chính”. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý có liên quan, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040