Trong đời sống chúng ta, đặc biệt với một xã hội ngày càng phát triển với công nghệ số, song hành với đó là những mối nguy hiểm ngày càng cao. Ngoài quy định bồi thường những thiệt hại trong hợp đồng, Bộ luật dân sự năm 2015 còn quy định những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể như là trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Vậy khi xảy ra thiệt hại này, trách nhiệm bồi thường sẽ như thế nào?
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015;
- Nghị quyết số 02/2022/NĐ-HĐTP 06/9/2022 ngày (Cơ quan ban hành:Tòa án nhân dân tối cao, ngày ban hành: 06/09/2022)
II. Nội dung
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Đối với trường thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng thì người gây ra không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 (Khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015).
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015:
Đối với thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015). Trường hợp nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại lớn so với khả năng kinh tế thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường (Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015);
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường (Khoản 3 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015);
Nếu bên thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra (Khoản 4 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015). Ngoài bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Căn cứ vào Điều 592 của Bộ luật dân sự 2015 và Điều 9 Nghị quyết 02/2022-NĐ/CP được xác định như sau:
1. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: Chi phí cần thiết cho việc thu hồi, xóa bỏ vật phẩm, ấn phẩm, dữ liệu có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi người bị thiệt hại chi trả để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được xác định như sau:
a) Trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
b) Việc xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị xâm phạm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NĐ-HĐTP;
Ngoài ra. Căn cứ vào khoản 2 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm các chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Không những phải bồi thường những thiệt hại những chi phí đó, mà về tổn thất tinh thần của người bị hại cũng phải bồi thường cho họ về khoản đó.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH HT Legal VN chuyên cung cấp các dịch vụ soạn thảo hợp đồng, thực hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:
Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 0961614040 - 0922224040 - 0945174040