LUẬT SƯ TƯ VẤN XỬ LÝ NỢ HỢP PHÁP CHO DOANH NGHIỆP (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP.HCM)

14/11/2023 - 1707 lượt xem

Tư vấn quản lý, xử lý nợ thường xuyên cho doanh nghiệp là một dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Công ty Luật TNHH HT Legal VN, với chuyên môn và kinh nghiệm của mình chúng tôi biết cách giải quyết vấn đề công nợ hợp lý, tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Luật sư điều hành của Công ty Luật TNHH HT Legal VN là Luật sư Nguyễn Thanh Trung, hotline: 0961614040 - 0922224040

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, vì quá bận rộn nên không kịp nắm bắt hoặc không đủ nguồn lực để hiểu biết đầy đủ về thủ tục và quy định pháp luật mà không đôn đốc, đòi nợ không đúng cách hoặc phương án xử lý nợ chưa quyết liệt và phù hợp pháp luật nên hiệu quả chưa cao, việc công nợ doanh nghiệp không thu hồi được hoặc tồn đọng quá lâu trở nên gánh nặng và tắc nghẽn dòng tiền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường, cũng như hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Không đơn thuần việc doanh nghiệp giao công việc này cho bộ phận kinh doanh hoặc kế toán kiêm việc nhắc nợ, đòi nợ và xử lý nợ là xong mà muốn hiệu quả, giải quyết nhanh chóng, vừa đảm bảo thu hồi nợ như thế nào cho hợp pháp, đúng pháp luật thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và quy trình xử lý nợ rõ ràng.

Tư vấn quản lý, xử lý nợ thường xuyên cho doanh nghiệp là một dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Công ty Luật TNHH HT Legal VN, với chuyên môn và kinh nghiệm của mình chúng tôi biết cách giải quyết vấn đề công nợ hợp lý, tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ phân tích khái quát về nhu cầu thu hồi nợ phù hợp với pháp luật mà quý khách hàng thường quan tâm.

1. Phân loại nợ để xử lý?

Việc phân loại nợ rất quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhiều khoản công nợ và nhiều loại chủ thể phát sinh nợ khác nhau. Điều này quan trọng để phân loại, xử lý và các giải pháp xử lý tương ứng với từng đối tượng, từng loại nợ.

- Phân loại theo đối tượng mắc nợ là: Cá nhân; Tổ chức/doanh nghiệp; Chủ thể khác.

- Phân loại theo lĩnh vực:

+ Nợ phát sinh từ tranh chấp, vi phạm Hợp đồng kinh tế, kinh doanh;

+ Nợ phát sinh từ vay, mượn tiền, tài sản nhưng vi phạm nghĩa vụ thanh toán;

+ Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng;

+ Nợ phát sinh từ tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Bảo lãnh;

+ Nợ phát sinh từ tranh chấp tài sản nội bộ hoặc đối tượng có liên quan nội bộ doanh nghiệp;

+ Các loại nợ cần xử lý khác.

- Phân loại nợ theo tính chất:

+ Nợ mới phát sinh, đôn đốc và thương lượng;

+ Nợ khó đòi, cần kiện tụng hoặc sử dụng biện pháp răn đe khác;

+ Nợ có khả năng mất vốn, cần tố cáo hoặc đưa ra biện pháp pháp lý khác.

2. Tiếp nhận và thu thập hồ sơ nợ?

- Bộ phận xử lý nợ cần tập hợp, phân loại và thu thập đầy đủ bộ chứng từ liên quan đến việc giải quyết khoản nợ:

+ Giấy tờ pháp lý, hồ sơ của đối tượng mắc nợ, kể cả giấy tờ pháp lý có liên quan.

+ Hợp đồng/văn bản có liên quan đến giao dịch phát sinh  nợ, hóa đơn chứng từ, phiếu xuất kho, giấy hoặc biên bản xác nhận công nợ.

+ Biên bản làm việc/thông báo, email hoặc tương đương quá trình trao đổi, làm việc giữa các bên.

+ Tờ trình, biên bản họp nội bộ chi tiết giải pháp, phương án xử lý từng khoản nợ để theo dõi và giải quyết triệt để vụ việc.

+ Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp để có sự chủ động từng biện pháp đôn đốc, làm việc trực tiếp, khởi kiện hoặc tố cáo.

- Doanh nghiệp cũng nên tạo quy trình kết hợp giữa các phòng ban có liên quan trong nội bộ doanh nghiệp để phối hợp xử lý từng khoản nợ nhằm kết hợp sức mạnh tổng hợp và giải quyết khoản nợ một cách liên tục nhằm đạt hiệu quả cao.

3. Các biện pháp xử lý nợ

a. Xác minh, chuẩn chỉnh hồ sơ, tài liệu:

- Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.

- Xác minh pháp lý và hiện trạng hoạt động của con nợ. Ví dụ như: Nếu người nợ là cá nhân thì xác định họ còn sống hay đã qua đời, ai là người thừa kế hoặc họ còn thường trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác . . .Nếu là tổ chức, doanh nghiệp thì tổ chức, doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản,  tình hình hoạt động thực tế như thế nào.

- Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ. Ví dụ : Nếu bên nợ là tổ chức, doanh nghiệp thì tổ chức, doanh nghiệp đó có tài sản hay không, tình hình nợ của họ, có rơi vào tình trạng phá sản hay không ? Nếu là cá nhân thì cá nhân đó có tài sản gì: nhà đất, xe cộ gì không.

- Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế để biết phương án xử lý tiếp theo là gì?

- Thời hạn xác minh và chuẩn chỉnh mỗi hồ sơ nợ nên có thời hạn từ 1 - 3 tháng kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ việc.

b. Làm việc, tiếp cận đôn đốc thu hồi nợ :

- Bộ phận phụ trách xử lý nợ của doanh nghiệp phải liên tục tiến hành tiếp xúc đối tượng mắc nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp con nợ.

- Ngược lại, nếu tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì sẽ phải tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết khởi kiện hoặc tố cáo ra Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

-  Giai đoạn này cần xử lý liên tục, dứt khoát và có trọng tâm trọng điểm nhằm vừa đánh giá thái độ, thiện chí của con nợ, vừa để xác định cơ sở đưa ra giải pháp tiếp theo.

c. Khởi kiện/Tố cáo – Thi hành án:

- Biện pháp tiền tố tụng, xử lý thương lượng, đôn đốc rất quan trọng vừa đảm bảo việc thu hồi nợ nhanh chóng, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng không phải lúc nào cũng thành công, đặc biệt đối với những đối tượng mắc nợ có thái độ bất hợp tác hoặc chây ì. Trường hợp Làm việc, tiếp cận đôn đốc thu hồi nợ mà con nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ thì phải tiến hành những thủ tục pháp lý khởi kiện hoặc tố cáo con nợ theo quy định pháp luật.

- Trường hợp khởi kiện tại Tòa án dân sự, doanh nghiệp cần chuẩn bị: Soạn thảo đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo; Tiến hành nộp đơn khởi kiện và Tham gia giải quyết vụ việc theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết và tham gia tố tụng phải theo sát các tình huống, các vấn đề phát sinh và theo suốt quá trình tố tụng tại Tòa án theo từng cấp xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Trường hợp tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc các hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác của đối tượng mắc nợ thì doanh nghiệp cần chuẩn bị: Soạn thảo đơn tố cáo và tài liệu kèm theo; Tiến hành tham gia trình bày, lấy lời khai và tham gia giải quyết vụ việc theo yêu cầu của Cơ quan Công an có thẩm quyền.

- Đến giai đoạn thi hành án, doanh nghiệp cần chuẩn bị đơn yêu cầu thi hành án và tài liệu kèm theo. Tiến hành nộp đơn và tham gia xử lý vụ việc tại giai đoạn này theo yêu cầu của Cơ quan thi hành án. Kịp thời tham gia và xử lý kịp thời các tình huống, các vấn đề pháp lý phức tạp, giải quyết định giá, đấu giá, đo vẽ tài sản thi hành án … trong suốt quá trình giải quyết vụ việc thi hành án.

4. Dịch vụ xử lý nợ thường xuyên cho doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHH HT Legal VN như thế nào?

Tại Công ty Luật TNHH HT Legal VN, chúng tôi luôn xây dựng biểu phí gắn liền với từng vụ việc, từng tình huống với phương châm: hợp lý, tiết kiệm, cụ thể và hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quy tắc tính phí của chúng tôi, cụ thể:

Mức phí/thù lao Luật sư sẽ được Công ty Luật TNHH HT Legal VN thông báo trước để khách hàng quyết định và sẽ được tính toán dựa trên quy định pháp luật và các căn cứ sau đây:

- Tính đơn giản/phức tạp của vụ việc;

- Tính toán thời gian nghiên cứu, xử lý hồ sơ và tham gia giải quyết vụ việc;

- Dự trù chi phí đi lại, liên lạc, cư trú và các chi phí có thể phát sinh;

- Uy tín của Luật sư/Công ty Luật.

- Quy định pháp luật có liên quan.

Quy trình Công ty Luật TNHH HT Legal VN tiếp nhận vụ việc tranh tụng theo quy trình như sau:

- Tiếp nhận thông tin hồ sơ vụ việc từ khách hàng qua điện thoại/zalo hoặc trực tiếp tại văn phòng công ty luật.

- Phân tích phương án và báo phí dịch vụ pháp lý cho khách hàng quyết định.

- Ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý

- Giải quyết vụ việc cho khách hàng và báo cáo tiến độ công việc.

- Kết thúc và thanh lý Hợp đồng.

Thực tế cho thấy rằng phương pháp hay quy trình chỉ là một phần trong hiệu quả của việc quản lý và xử lý nợ. Muốn hiệu quả thì phải tổng hòa tất cả những kiến thức, kỹ năng, yếu tố nhân lực, chuyên nghiệp và cả sự bền bỉ thì mới mang lại thành công trong việc thu hồi, xử lý nợ. Trường hợp quý doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ tư vấn xử lý nợ thường xuyên của Công ty Luật TNHH HT Legal VN hoặc giao cho Luật sư HT Legal VN theo từng vụ việc thì chúng tôi sẵn sàng đảm nhận tất cả các công việc nêu trên. Với chuyên môn, kinh nghiệm và đội ngũ Luật sư, Cố vấn pháp lý cao cấp chúng tôi tự tin sẽ xử lý và thu hồi khoản nợ cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

Trụ sở: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Email: info@htlegalvn.com   Hotline: 0961614040 - 0922224040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN