Một bài bào chữa vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

16/02/2021 - 3071 lượt xem

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGUYỄN Đ

(Trong vụ án: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 1, Điều 260 BLHS)

Kính thưa: Hội đồng xét xử;

                    Vị đại diện Viện kiểm sát;

                    Vị Luật sư đồng nghiệp.

Tôi là: Luật sư Trần Tuyên, Luật sư tại Công ty Luật HT Legal VN, thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh, được sự chấp nhận của Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử, hôm nay tôi tham gia phiên tòa này với tư cách: Người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đ.

Trước hết tôi xin được chia buồn sâu sắc đến phía gia đình nạn nhân những sự cố đáng tiếc đã xẩy ra và mong mọi người trong gia đình cố gắng vượt qua sự mất mát quá lớn lao này, cũng như chú ý giữ gìn sức khoẻ. Căn cứ các tình tiết khách quan của vụ án, chứng cứ, lời khai của Bị cáo, người làm chứng, tôi xin trình bày quan điểm bào chữa của mình như sau:

Trước hết, Tôi xin nhấn mạnh và kính mong Hội đồng xét xử ghi nhận:

1. Về nhân thân, đánh giá Bị cáo là bác tài lành nghề (12 năm), một cái nghề nguy hiểm, nặng nhọc và hy sinh rất nhiều cho xã hội, đây là lần đầu tiên trong đời làm nghề tài xế bị vướng 1 vụ tai nạn giao thông và vụ việc có liên quan yếu tố hình sự.

Bị cáo là con người hiền lành, sống chan hoà, trung thực, là lao động chính, trụ cột của gia đình Từ trước đến giờ, Bị cáo chăm chỉ lo làm lo ăn chưa bao giờ để lại 1 điều tiếng gì tại Cơ quan, xóm làng.

Những thông tin này được trình bày để kính mong Hội đồng xét xử, vị đại diện Viện kiểm sát có cái nhìn rõ hơn về nhân thân của Bị cáo trong vụ án này.

2. Về nội dung vụ án, chúng tôi nhận thấy đang thực tế tồn tại nhiều tình tiết phức tạp, mâu thuẫn mà Cơ quan điều tra chưa làm rõ hoặc không có cơ sở, cụ thể:

Nguồn chứng cứ bao gồm: dữ liệu điện tử (video), lời khai .. đều không đủ cơ sở chứng minh hành vi phạm tội hoặc rất mơ hồ, không rõ ràng.

Nguồn chứng cứ là: kết luận giám định của phòng kỷ thuật hình sự CA tỉnh QN là nguồn chính, quan trọng nhất nhưng cũng là duy nhất để Cơ quan điều tra (CQDT) dựa hoàn toàn vào nguồn chứng cứ này để ra kết luận điều tra buộc tội thân chủ của tôi.

Đánh giá về Bản kết luận giám định của phòng kỷ thuật hình sự CA tỉnh QN, tôi khẳng định có sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện, cụ thể:

Cơ quan Công an đã tiến hành giám định phương tiện tại các thời điểm phương tiện có trọng lượng khác nhau và phát sinh nhiều mâu thuẫn rất lớn:

Thời điểm bị cho là gây tai nạn: Xe đi từ bắc vào nam (xe trống, không chở hàng), trọng lượng xe là bao nhiêu? Cách mặt đường là bao nhiêu? Đo từ dấu va quẹt cách đất: 92cm? Điểm va của Xe máy cách đất 80,5 cm?

Thời điểm giám định phương tiện: Xe đi nam ra bắc (xe có chở dăm gỗ khoảng 30 tấn, rất nặng), trọng lượng xe là bao nhiêu? Cách mặt đường là bao nhiêu? Đo từ dấu va quẹt cách đất: 86 cm? Điểm va của Xe máy cách đất 80,5 cm?

Đánh giá: Hoàn toàn có cơ sở xác định theo lịch trình đi của xe nhưng CQĐT liệu đã xem xét rõ? Trọng lượng xe khác nhau, dẫn đến độ cao của thùng xe, thanh chắn sắt so với mặt đường là khác nhau. Trong khi đó tất nhiên độ cao của xe nạn nhân đối với mặt đất là không thay đổi. Điều này rất quan trọng để xác định lực va chạm, vị trí va chạm và hậu quả của việc va chạm đó đối với xe mô tô của nạn nhân? Độ rung lắc, độ nhún và lực tác động đến xe nạn nhân cũng khác nhau?

Vậy khi chưa giải đáp được những vấn đề trên thì giá trị của giám định này là hoàn toàn không có giá trị?

Căn cứ theo Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28/12/2012 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thì khi tiến hành phải xác định rõ đặc điểm phương tiện và hàng hoá trên xe nhưng: Cơ quan giám định sai sót trong vấn đề này vì xe khi tai nạn và khi bị tạm giữ để kiểm tra phục vụ giám định không cùng đặc điểm trọng tải và hàng hoá.

Khi Bị cáo yêu cầu giám định lại và thực nghiệm hiện trường vì những lý do trên thì Cơ quan điều tra phớt lờ và từ chối là quy kết và không khách quan. Đây là sự vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong hoạt đồng điều tra, giám định

3. Vượt xe? Khẳng định trường hợp này không phải là vượt xe, cơ quan điều tra (CQDT) và viện kiểm sát đã áp dụng sai quy định pháp luật, vượt xe chỉ sử dụng trong trường hợp xe trước vượt xe sau trên cùng 1 làn đường (đây có 2 làn cùng chiều phân cách vạch đứt) cụ thể quy định tại …

Điều 14.Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

Cụ thể, điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100 quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

4. Có mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng và kết quả giám định và kết luật của CQĐT va CKS về vị trí va chạm trên 2 xe: theo người làm chứng là tay lái bên trái của xe moto, còn lại là: tay nâng bên trái tuy nhiên không làm rõ, không thực nghiệm? Ngoài ra, CQDT va VKS không làm rõ lời khai, cũng như đưa vào kết luận điều tra mà lại tách riêng ra vì không thể giải quyết được mâu thuẫn này.

5. CQDT va VKS không xác định được quỹ đạo đi của xe đầu kéo kéo theo sơ mi rơ mooc và quỹ đạo đi của xe mô tô dẫn đến xác định đường đi mang tính suy đoán, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

CQDT cho rằng bị cáo đã đánh lái về phía bên phải nhằm vượt xe nhưng rõ ràng là mơ hồ và suy đoán, vì nếu đánh lái sang bên phải (nạn nhân đi thẳng và đi trước) thì chắc chắn đầu xe đầu kéo đụng chứ không phải là khung kim loại bên phải trong khi xe đầu kéo dài gần 18m, khoản cách 2 xe chỉ khoảng 2m.

CQDT lại không nắm và cũng không làm rõ lỗi và quỹ đạo đi của xe môtô, trong khi lời khai người làm chứng là xe mô tô đi cách lề khoảng 1m (đoạn ngay cầu không thể đi 1m được mà buộc phải chếch qua trái) và chỗ va chạm theo kết luận giám định là khu vực cách lề 1.6 m, rõ ràng quỹ đạo của nạn nhân đang có xu hướng chếch sang trái về phía đường ô tô.

Không chắc chắn về quỹ đạo nên không thể xác định được vị trí va chạm là ở làn ô tô hay mô tô hay ở giữa, không chắc chắn mà vẫn suy đoán kết luận là quá vội vàng và vi phạm tố tụng nghiem trọng trong việc xác định sự thật.

Thực tế, người dân đi cách lề chuẩn luôn hơn 1 m, có nghĩa là cách vạch đứt khoảng 1 – 2m thôi, có hình thực tế kèm theo nên không xem xét thực nghiệm là sai lầm nghiêm trọng.

Quá trình điều tra và cáo trạng như vậy rất mâu thuẫn và không chặt chẽ và đã vi phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, ngoài ra không đủ cơ sở kết tội thân chủ tôi, theo nguyên tắc suy đoán vô tội, đề nghị tuyên vô tội vì đã quá thời hạn điều tra vụ án và đình chỉ vụ án.

Chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe.

Công ty Luật HT Legal VN

Luật sư Trần Tuyên

 

 

P/s: Phần câu hỏi tranh luận:

(1) Do trọng lượng xe tại thời điểm va quẹt tai nạn là có chở dăm gỗ (30 tấn), còn khi giám định xe thì xe không chở hàng? Vậy chiều cao so với mặt đất của điểm va quẹt trên xe trong 2 trường hợp này có khác nhau không? Tại sao? nếu có thì chênh bao nhiêu? Tại sao không cho giám định lại? Độ rung lắc, độ nhún và lực tác động đến xe nạn nhân cũng khác nhau? Khác thế nào?

(2) Quỹ đạo hai xe đi thế nào? Xe bị cáo có hướng chếch sang phải không? Xe nạn nhân có hướng chếch sang trái không? Xác định vị trí va chạm hai xe ở đâu, bằng chứng nào? Không rõ quỹ dạo và không xác định rõ vị trí va chạm làm sao biết ai sai?

Kết luận giám định chỉ là 1 nguồn chứng cứ và nó vi phạm khi so sánh xe có hàng và không hàng, đồng thời nó mâu thuẫn với lời khai của người làm chứng .

(3) Trường hợp này có phải vượt xe không? Định nghĩa vượt xe hoặc quy định tại đâu? Áp dụng pháp luật như vậy là đúng hay sai? Mâu thuẫn trong lời khai của nguời làm chứng và kết luận giám định là nghiêm trọng không? Tại sao không xem xét giải quyết để làm rõ?

(4) Cơ sở nào xác định xe thân chủ tôi đi sai, va chạm vị trí nào? Chứng cứ nào chứng minh? Bằng nhận định bình thường không bao giờ xẩy ra trường hợp va chạm như kết luận điều tra (khung sắt va bên trái tay nâng xe môtô) nếu xe thân chủ đi rẻ phải và xe kia đi thẳng? 

HT Legal VN

Cùng chuyên mục