QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

28/02/2023 - 729 lượt xem

Chế độ tài sản chung của vợ chồng có vai trò rất quan trọng trong thời kỳ hôn nhân của mỗi người. Việc hiểu biết và vận dụng quy định của pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình để xác định và định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có vai trò quan trọng giúp tránh xảy ra tranh chấp phát sinh không đáng có và đồng thời cũng có thể giúp các chủ thể có liên quan có thể tự bảo vệ tài sản hợp pháp của mình trong thời kỳ hôn nhân nếu chẳng may có xung đột dẫn đến tranh chấp tài sản. Trong bài viết này Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ chia sẽ cho mọi người các kiến thức về quy định tài sản chung vợ chồng đưa vào hoạt động kinh doanh.

- Căn cứ pháp lý:

+ Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

+ Nghị định 126/2014 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình ban hành ngày 31/12/2014.

- Nội dung:

1. Xác định tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) về tài sản chung của vợ chồng được xác định như sau:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

2. Tài sản chung của vợ chồng đưa vào hoạt động kinh doanh

Theo quy định tại Điều 25 và Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

- Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

- Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy nhằm tạo sự thuận tiện, chủ động khi đưa tài sản chung vợ chồng vào kinh doanh.

Theo khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014 quy định:

“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

- Như vậy, nếu hai vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.
Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản thể hiện nội dung đưa tài sản chung vào việc kinh doanh của vợ chồng. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng muốn góp thêm tài sản chung vào kinh doanh thì phải có sự đồng ý của bên còn lại, nếu tự ý sử dụng tài sản chung để đưa vào hoạt động kinh doanh thì giao dịch đó có thể được coi là vô hiệu.

3. Chia tài sản chung của vợ chồng được đưa vào kinh doanh khi ly hôn

Khi ly hôn thì việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

- Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Ví dụ: Vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, khi xem xét giao quyền quản lý Công ty Cà phê Trung Nguyên cho ông Vũ hoặc bà Thảo thì căn cứ quá trình hình thành trong quá khứ, phát triển trong tương lai để từ đó quyết định cuối cùng là giao cho ông Vũ được nắm quyền quản lý nhằm mục đích để Công ty Cà phê Trung Nguyên phát triển bền vững.

Như vậy, tinh thần của Điều luật này không những đảm bảo việc phân chia tài sản chung vợ chồng một cách hợp lý mà còn đảm bảo cho việc sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Việc giao tài sản cho người đang kinh doanh là góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về quy định của pháp luật về quy định tài sản chung vợ chồng đưa vào hoạt động kinh doanh. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Kim Phụng
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục