QUY ĐỊNH VỀ VIỆC HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

05/02/2024 - 601 lượt xem

Với sự phát triển của xã hội ngày càng hiện đại dẫn đến sự phát triển về kinh tế và văn hóa. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển và hội nhập về văn hóa, Việt Nam vẫn còn tồn tại một số ít tộc người đã và đang giữ nhiều hủ tục như kết hôn sớm, kết hôn không đúng theo ý muốn (Thủ tục “bắt vợ”) và nhiều thủ tục khác liên quan đến việc kết hôn trái pháp luật

Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ chia sẻ đến Quý khách hàng các quy định về việc hủy kết hôn trái pháp luật.

Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Nội dung

1. Thế nào là kết hôn trái pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, kết hôn trái pháp luật được hiểu là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân Gia đình 2014, cụ thể:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo đó khi nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ vi phạm một trong các điều kiện nêu trên sẽ được xem là kết hôn trái với quy định pháp luật.

2. Người có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một là, Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

Hai là, căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức dưới đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2015:

- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

Ba là, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

3. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được hướng dẫn bởi Điều 2, 3, 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó sau khi xem xét các căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư nêu trên, Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy kết hôn theo quy định.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Theo đó, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Đối với quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn - Luật sư HT Legal VN

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

Email: info@htlegalvn.com      Hotline: 0961614040 - 0922224040 - 0945174040

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, phường 15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Hà Nữ
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục