QUYỀN LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA BỊ CÁO (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

30/03/2023 - 2272 lượt xem

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự mà cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn còn sai sót hoặc vi phạm trình tự thủ tục tố tụng thì bản án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, để đảm bảo tính khách quan, công bằng và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và người tham gia tố tụng khác. Vì vậy, nếu bị điều tra, truy tố và xét xử oan sai hoặc có những tình tiết trong vụ án phản ảnh không đúng sự thật thì bị cáo có quyền làm đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự mà cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn còn sai sót hoặc vi phạm trình tự thủ tục tố tụng thì bản án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, để đảm bảo tính khách quan, công bằng và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và người tham gia tố tụng khác.

Vì vậy, nếu bị điều tra, truy tố và xét xử oan sai hoặc có những tình tiết trong vụ án phản ảnh không đúng sự thật thì bị cáo có quyền làm đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ cách thức để bị cáo viết đơn, trình bày và đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đúng pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

- Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nội dung:

1. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự:

Giám đốc thẩm được định nghĩa tại Điều 370 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.”

Theo đó, giám đốc thẩm không được coi là một cấp xét xử mà đây chỉ là một thủ tục đặc biệt được áp dụng để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Căn cứ Điều 371 quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

“1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”

Như vậy, khi bản án, quyết định đã có hiệu lực mà xảy ra một trong các vấn đề sau thì người có thẩm quyền kháng nghị có thể sẽ được xem xét để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và công việc của người làm đơn đề nghị là phát hiện ra những sai sót đó và trình bày một cách rõ ràng, đúng trọng tâm sự việc để người có thẩm quyền xem xét kháng nghị. Có 3 căn cứ để kháng nghị sau:

Thứ nhất, Tòa án đã giải quyết vụ án không đúng với bản chất của sự việc. Có nghĩa là sự việc là A mới là người phạm tội thì Tòa án lại xử B hoặc A không phạm tội mà Tòa án lại xác định là người có tội mặc dù không có chứng cứ gì chứng minh (Chưa đủ chứng cứ tài liệu nhưng Tòa án đã kết tội và đánh giá sai về chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án…).

Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng trong các giai đoạn tố tụng. Ví dụ: Tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, thành phần hội đồng xét xử không đúng quy định, Tòa án không triệu tập nhân chứng quan trọng, Tòa án không triệu tập và xét xử không có mặt bị cáo/Cơ quan cảnh sát điều tra ép cung, dụ cung, thu thập chứng cứ không đúng quy trình tố tụng/không tiến hành đối chất khi lời khai mâu thuẫn... Và chính việc cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và đương sự dẫn đến đưa ra phán quyết không đúng, gây bất lợi cho bị cáo hoặc bị hại…

Thứ ba, Tòa án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án dẫn đến quyền và lợi ích của đương sự không được bảo đảm (Tóa án áp dụng văn bản không còn hiệu lực, áp dụng không đúng điều luật). Ví dụ: Bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là quy kết về tội “Giết người”.

2. Quyền làm đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự của bị cáo.

Khi phát hiện ra bản án, quyết định đã có hiệu lực rơi vào một trong ba trường hợp như trình bày ở trên, đồng nghĩa với việc bản án, quyết định này cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo khoản 1 Điều 372 và khoản 1 Điều 374 Bộ Tố tụng hình sự: “Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có)”

Như vậy, mọi công dân bao gồm cả bị cáo khi cảm thấy bản án hình sự quy kết cho mình hoặc xét xử mình mà bản thân mình tự nhận thấy không thỏa đáng hoặc có oan sai thì đều có quyền làm đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự.

Thông qua hình thức làm đơn đề nghị hoặc trình bày trực tiếp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Trường hợp nộp đơn thì đơn đề nghị này phải được ký tên hoặc điểm chỉ nếu người nộp đơn không biết chữ (Khoản 3 Điều 374).

Nơi nộp đơn: Trường hợp, bản án có hiệu lực pháp luật là bản án hình sự phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh thì Bị cáo có thể nộp đơn qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp nộp tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Tùy theo bạn đang ở khu vực nào để nộp tại Tòa án tương ứng.

Trường hợp, bản án có hiệu lực pháp luật là bản án của Tòa án nhân dân cấp cao thì nộp đơn đến Tòa án nhân dân tối cao.

Thời hạn để nộp đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự theo Điều 379:

Trường hợp bị oan: Bị cáo có thể nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm bất cứ lúc nào, cả trong trường hơp bị cáo đã chết mà cần được minh oan, miễn sao việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực này theo hướng có lợi cho người bị kết án.

Trường hợp đề nghị theo hướng bất lợi cho bị cáo thì thời hạn kháng nghị là 01 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Đối với khiếu nại về phần dân sự thì thời hạn là 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Nếu bạn không biết phải bắt đầu trình bày từ đâu, nộp đơn như thế nào thì có thể nhắn tin hoặc gọi điện cho HT Legal VN để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí một cách cụ thể, chi tiết và tận tâm nhất.

Trong trường hợp, kiến thức pháp luật của bạn hạn chế hoặc thậm chí không biết chữ thì có thể nhờ HT Legal VN soạn thảo đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với chi phí hợp lý. Đối với người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, thu nhập thấp thì sẽ được hỗ trợ chi phí đến mức thấp nhất.

Thông qua bài viết trên, HT Legal VN hy vọng quý bạn đọc đã có thêm kiến thức về quyền làm đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự của bị cáo.

Thông tin liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com     Hotline: 09 6161 4040 - 09 4517 4040

Lộc Anh
Theo HT LEGAL VN