THỦ TỤC LY HÔN KHI BÊN CÒN LẠI KHÔNG CÓ MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

08/04/2023 - 788 lượt xem

Hiện nay, việc ly hôn trong xã hội diễn ra khá phổ biến nhưng không phải lúc nào quá trình ly hôn cũng diễn ra dễ dàng như thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng. Thực tế, vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà một trong hai người không có sự hợp tác, tìm cách trốn tránh hoặc dùng rất nhiều lý do biện pháp để gây khó khăn cho bên còn lại khiến quá trình giải quyết vụ việc ly hôn tại Tòa án trở nên khó khăn, kéo dài, thậm chí không được Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn.

Hiện nay, việc ly hôn trong xã hội diễn ra khá phổ biến nhưng không phải lúc nào quá trình ly hôn cũng diễn ra dễ dàng như thuận tình ly hôn giữa hai vợ chồng.

Thực tế, vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà một trong hai người không có sự hợp tác, tìm cách trốn tránh hoặc dùng rất nhiều lý do biện pháp để gây khó khăn cho bên còn lại khiến quá trình giải quyết vụ việc ly hôn tại Tòa án trở nên khó khăn, kéo dài, thậm chí không được Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn dẫn đến gây bất tiện, khó khăn cho bên mong muốn được ly hôn để có cuộc sống mới.

Chính vì vậy, thông qua bài viết này CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN sẽ cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết nhất về thủ tục ly hôn khi bên còn lại không có mặt ở nơi cư trú.

I. Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

2. Luật Hôn nhân và gia đình 2014

3. Luật cư trú 2020

II. Nội dung

1. Khi bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú, Tòa án có được từ chối thụ lý đơn xin ly hôn không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật cư trú 2020:“Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.”

Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Như vậy, nơi cư trú là nơi chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của chồng, vợ thì bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng, vợ bạn đang sinh sống và có xác nhận của Công an của công an xã/phường/ thị trấn.

Theo điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.

Như vậy, khi vợ hoặc chồng vắng mặt hoặc cố tình bỏ trốn khỏi nơi cư trú, thì việc ly hôn vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.

2. Xét xử vụ án Ly hôn vắng mặt của bị đơn

Sau khi Tòa án thụ lý vụ án ly hôn, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét giải quyết theo thủ tục chung. Tiến hành các thủ tục tống đạt, niêm yết các văn bản thủ tục tố tụng tại Ủy ban nhân dân xã, phường, nơi bị đơn đăng ký thường trú, trụ sở Tòa án nếu bị đơn cố tình không có mặt tại nơi cư trú.

Khi Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 để tiến hành hòa giải mà vợ hoặc chồng vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được theo khoản 1 Điều 207 BLTTDS.

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

“1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Như vậy, Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Sau khi tiến hành các thủ tục triệu tập, niêm yết đảm bảo đúng thời gian quy định của pháp luật Tòa án sẽ mở phiên tòa.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì: “1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

...

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, khi Tòa án mở phiên tòa xét xử lần thứ 2 nếu bị đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn và chấp nhận cho ly hôn nếu thỏa mãn quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn thủ tục đơn phương ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn xin ly hôn (Tự đánh theo mẫu hoặc nhờ HT Legal Vn soạn thảo giúp);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân/Căn cước Công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Người yêu cầu có thể nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Tòa án.

Bước 3: Tòa án xem xét thụ lý và giải quyết vụ án

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và tiến hành thụ lý nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thụ lý Tòa án sẽ thông báo trả lại đơn khởi kiện và ghi rõ lý do vì sao từ chối.

Trường hợp, hồ sơ đã đủ điều kiện và Tòa án ra quyết định thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành thủ tục hòa giải, công khai chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Sau đó, Tòa án sẽ quyết định đưa ra vụ án ra xét xử và mở phiên tòa theo thủ tục chung.

Bước 4: Ra Bản án ly hôn

Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án quyết định giải quyết cho vợ chồng được ly hôn, đồng thời giải quyết về việc nuôi con, cấp dưỡng và chia tài sản chung, nợ chung (nếu có).

Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc ly hôn đối với vợ/chồng không có mặt tại nơi cư trú, vui lòng liên hệ: CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com        Hotline: 0961614040 – 0922224040

Gia Huy
Theo HT LEGAL VN