TƯ VẤN VÀ BẢO VỆ GIAI ĐOẠN GIÁM ĐỐC THẨM ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ (CÔNG TY LUẬT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

25/09/2022 - 1603 lượt xem

Kháng nghị Giám đốc thẩm là một thủ tục rất cần thiết trong pháp luật tố tụng, không chỉ là phương thức kiểm soát của Tòa án cấp trên đối với cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án mà còn là phương tiện giúp người dân đảm bảo quyền và lợi ích cho bản thân trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Kháng nghị Giám đốc thẩm là một thủ tục rất cần thiết trong pháp luật tố tụng, không chỉ là phương thức kiểm soát của Tòa án cấp trên đối với cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án mà còn là phương tiện giúp người dân đảm bảo quyền và lợi ích cho bản thân trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nhận thấy Giám đốc thẩm có tầm quan trọng trong rất nhiều vụ án, Công ty Luật HT Legal VN phân tích một số vấn đề pháp lý như sau.

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Nội dung:

1. Giám đốc thẩm là gì?

Căn cứ Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

2. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

3. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, tùy trường hợp thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

4. Trình tự, thủ tục kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Bước 1: Nộp đơn đề nghị xem xét bản án đã có hiệu lực theo thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm.

Căn cứ Khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Nội dung chính của đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm gồm:

1. Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

2. Tên, địa chỉ của người đề nghị;

3. Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

4. Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

5. Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Bước 2: Nhận đơn đề nghị xem xét bản án đã có hiệu lực theo thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm.

Sau khi nhận được đơn đề nghị, đơn phải được ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

Căn cứ Điều 329 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:

Thứ nhất, Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.

Thứ hai, Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Bước 3: Gửi quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm.

Căn cứ Điều 336 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 339 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Căn cứ Điều 338 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm gồm:

1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.

3. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ có những quyết định sau:

- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

- Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Dịch vụ nhận tư vấn và bảo vệ trong giai đoạn Giám đốc thẩm

Công ty Luật HT Legal VN xin gửi đến Quý khách hàng những dịch vụ pháp lý liên quan đến Giám đốc thẩm.

Thứ nhất, Luật sư tư vấn.

Luật sư sẽ lắng nghe và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, phương án cũng như giải pháp cho Quý khách như: trường hợp này có thuộc trường hợp kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, các quy trình tố tụng liên quan… và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.

Thứ hai, Luật sư xây dựng và soạn thảo hồ sơ.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, các giấy tờ liên quan theo đúng quy định của pháp luật (hình thức và nội dung).

Thứ ba, Đại diện khách hàng trong quá trình thực hiện các thủ tục.

Luật sư sẽ đại diện cho Quý khách trong việc thực hiện soạn thảo các giấy tờ, tham gia gia bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý trong các giai đoạn của quá trình tố tụng về Giám đốc thẩm.

Công ty Luật HT Legal VN luôn lấy Chữ H – Hiệu quả (Helpful) và Chữ T – Tín thác (Trust) cùng với phương châm bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính tốt nhất cho khách hàng. Để được tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP2: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Hoàng Quyên
Theo HT Legal VN