XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI HÀNH VI LỪA ĐẢO THÔNG QUA ỨNG DỤNG CHO VAY (CÔNG TY LUẬT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

08/09/2022 - 1321 lượt xem

Xu hướng thị trường hiện nay cùng với công nghệ phát triển mạnh mẽ. Việc lừa đảo qua mạng cũng đã ngày càng tinh vi và phổ biến với hình thức cho vay qua “ứng dụng tín dụng” (App tín dụng). Sau đây, Công ty Luật HT Legal VN sẽ cùng bạn phân tích để nhằm giúp bạn tránh và sập bẩy chiêu trò của việc lừa đảo qua app cho vay.

Căn cứ pháp lý:  

Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự).

Nội dung:

Thế nào là lừa đảo?

Lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác nhằm mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Lừa đảo qua mạng là việc sử dụng chiêu trò để chiếm đoạt tài sản của người khác qua công cụ internet, mạng xã hội (các app cho vay).

Chiêu trò dụ dỗ vay tiền qua mạng ngày càng được nhiều đối tưởng sử dụng, những đối tượng này sẽ lấy thông tin của khách hàng sau đó liên hệ giới thiệu về những ứng dụng (app) vay tiền khác nhau, cùng những lời mời hấp dẫn như được miễn lãi suất trong lần đầu vay, vay tiền không cần chứng minh thu nhập, không cần thế chấp… Quá trình lừa đảo có thể được các đối tượng tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1: Các đối tượng tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay tiền, liên hệ với khách hàng.

Bước 2: Ký hợp đồng với khách hàng.

Bước 3: Yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay trực tuyến để đăng ký hồ sơ khoản vay và gửi thông báo phê duyệt khoản vay (sử dụng con dấu giả của các ngân hàng).

Bước 4: Sau khi khách hàng đăng ký khoản vay, các đối tượng sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay. Cụ thể, đối tượng cho rằng khách hàng cung cấp thông tin sai lệch như chứng minh nhân dân sai, thẻ ngân hàng sai…

Trường hợp khách hàng không đồng ý nộp tiền xử lý khoản vay sẽ bị đe dọa là thủ tục khoản vay đã được duyệt nên dù chưa nhận tiền vẫn bị nhắc nợ trên hệ thống dẫn đến khách hàng lo lắng chuyển tiền để được xử lý.

Bước 5: Sau khi khách hàng thực hiện đóng phí, khách hàng không nhận được giải ngân khoản vay, các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt số tiền này và chặn mọi liên lạc.

Xử lý hành vi lừa đảo

Rất nhiều trường hợp đã rơi vào “bẫy”, “chiêu trò” của các đối tượng. Trong lúc đang rơi vào cảnh khó khăn, hoặc nhu cầu cần tiền, bạn thường dễ tin tưởng vào giao dịch/hợp đồng đó, cung cấp thông tin ngân hàng, chứng minh nhân dân để vay tiền nhưng không nhận được tiền mà ngược lại sẽ nhận được thông báo bạn cung cấp sai thông tin, làm “đóng băng” số tiền cho vay. Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng đã ký trước đó, những đối tượng này lại yêu cầu đặt cọc thêm một khoản tiền để kích hoạt “lệnh mở băng”, không nộp thì sẽ bị hù dọa là thủ tục khoản vay đã được duyệt nên dù chưa nhận tiền vẫn bị nhắc nợ trên hệ thống dẫn đến khách hàng lo lắng chuyển tiền để được xử lý. Do đó, từ nhu cầu cần tiền nhanh, giờ rơi vào cảnh phải “trả nợ” dù chưa vay được tiền, mất thời gian, công sức, tiền bạc để thoát khỏi bẫy.

Việc lừa đảo cho vay tiền qua mạng đã trở nên phổ biến và rộng rãi, bởi lẽ, đối tượng có thể dễ dàng thực hiện không chỉ trong nước mà còn xuyên quốc gia. Tùy vào tính chất, mức độ, mà các đối tượng này có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là xử lý hình sự. Cụ thể:

- Xử phạt hành chính:

Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Vi phạm quy định về thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối hành vi Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Hoặc Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

Đồng thời có thể có hình phạt bổ sung như Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

- Xử lý hình sự:

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự về Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    1.  
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  •  Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Bên cạnh đó, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cách giải quyết khi gặp lừa đảo hoặc đã sa vào bẫy tín dụng

Nếu bạn gặp phải tình huống như trên, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Bạn cần liên hệ ngay đến tổng đài của Ngân hàng, công ty tài chính mình đang vay tiền theo thông tin đã ký trong hợp đồng để xác minh tổ chức, ngân hàng này là có thật hay không, trụ sở ở đâu. Khi đã xác định bản thân đã bị lừa, bạn cần phải trình báo sự việc đến cơ quan công an có thẩm quyền để có hướng giải quyết kịp thời, tùy vào trường hợp đối tượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với mức độ hành vi.
  • Khi bị lừa đảo, tâm lý sẽ rất đang hoảng loạn, lo lắng, bất an nên cần nhanh chóng tâm sự, nói chuyện với người thân, bạn bè, luật sư riêng… để có những giải pháp tốt nhất cho bạn.
  • Không nên tiếp tục nghe lời dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng này mà sa vài bẩy tài chính, vay thêm tiền của một số ứng dụng (app) khác để trả lãi của số tiền vay trước.

Để tránh bị “sập bẫy” lừa đảo của các đối tượng xấu, CÔNG TY LUẬT HT LEGAL VN khuyến cáo người dân cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính uy tín, có đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…), mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Cần tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP2: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Hoàng Quyên
Theo HT LEGAL VN