Các biện pháp quản lý khoản phải thu (công nợ) doanh nghiệp cần thực hiện?

30/03/2021 - 6842 lượt xem

Các biện pháp quản lý khoản phải thu (công nợ) doanh nghiệp cần thực hiện?

Quản lý khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề đặc biệt quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên rất thường bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua nên đã tạo ra những hệ lụy hết sức nặng nề cho doanh nghiệp.

Tại sao phải quản lý công nợ?

Công nợ (khoản phải thu) từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp càng mở rộng việc bán chịu hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì càng làm công nợ tăng lên. Tất nhiên, doanh nghiệp tăng được thị phần, làm gia tăng được doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và đạt tới lợi nhuận mong muốn.

Tác động của việc quản lý công nợ ảnh hưởng rất lớn đến vốn lưu động của doanh nghiệp, quản lý công nợ chặt chẽ, hiệu quả sẽ trực tiếp tác động đến việc xoay vòng vốn, tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý công nợ yếu kém làm tăng việc chiếm dụng vốn lưu động, dẫn đến thiếu vốn, kéo theo hàng loạt chi phí quản lý  nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp, nghiêm trọng hơn cho doanh nghiệp khi việc chiếm dụng vốn này thành nợ khó đòi, nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán do khách hàng vỡ nợ, phá sản , không chỉ chiếm dụng vốn mà còn phát sinh nguy cơ làm mất vốn của doanh nghiệp.

Biện pháp quản lý khoản phải thu từ góc độ kinh tế?

Doanh nghiệp cần xem lại tình trạng tài chính của mình, doanh nghiệp không thể mở rộng chính sách tăng doanh thu, bán chịu cho khách hàng khi công nợ đang ở mức cao, chậm thu hồi và có dấu hiệu thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi tiền mặt.

Đánh giá, xem xét lại chính sách bán chịu của doanh nghiệp cho phù hợp vì khoản phải thu từ khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu và thời gian bán chịu.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống nhận diện và phân tích từng đối tượng khách hàng, đối tượng bán chịu để thiết lập một mức tín dụng hợp lý nhằm quản lý tốt khoản phải thu.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng chính sách trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động.

Quan điểm quản lý công nợ của HT Legal VN từ góc độ pháp lý ?

Thực tế mà nói, doanh nghiệp quản lý nợ theo phương thức đôn đốc, nhắc nợ là chủ yếu, trường hợp không thanh toán, bất hợp tác thì bất đắc dĩ phải khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Bộ phận kế toán công nợ thông thường sẽ phụ trách việc này, vừa làm công tác báo cáo nợ, vừa nhắc nợ, vừa chuẩn bị chứng từ cần thiết để đòi nợ. Các giai đoạn tiếp sau thì tùy tình hình để doanh nghiệp tự kiện đòi nợ hay nhờ Luật sư thực hiện tham gia tố tụng, thi hành án.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình khác nhau, bên cạnh kế toán, có thể có bộ phận pháp chế, thu nợ, tổ chức theo phòng ban hoặc chỉ gồm một, một số người lao động phụ trách nhưng đặc điểm chung là không chủ động, không sẵn sàng khi phát sinh công nợ khó đòi, phát sinh rồi thì mới có những phương án để giải quyết, phát sinh nợ đến đâu thì giải quyết đến đó, vừa làm vừa thu thập chứng từ, hồ sơ tài liệu để bảo vệ doanh nghiệp.

Xét góc độ pháp lý mà nói, một hồ sơ tranh chấp, một vụ án đòi nợ là rất phức tạp, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh mình đúng, bên kia sai thì yếu tố thời gian, thời điểm rất quan trọng vì có những vụ án đã có Bản án/Quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng không thi hành án được vì con nợ đã tẩu tán tài sản hoặc lẫn trốn hoặc phá sản. Cũng có trường hợp, vụ án kéo dài quá lâu qua nhiều cấp Tòa án, thi hành án, khiến doanh nghiệp tiền mất tật mang, vừa bị chiếm dụng vốn (có thể mất vốn) vừa tốn kém chi phí thuê Luật sư, chi phí kiện tụng theo đuổi vụ kiện và thi hành án.

HT Legal VN là Công ty Luật chuyên về quản lý và xử lý nợ, chúng tôi có chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ và phương án để giúp doanh nghiệp quản lý nợ và thu hồi nợ hiệu quả:

  • Liên kết với bộ phận kế toán của doanh nghiệp vừa đốc nợ, nhắc nợ vừa xem xét, đánh giá khách hàng nhằm thu thập, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu nhằm dự phòng trường hợp phát sinh tranh chấp.
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên với phạm vi được yêu cầu, phụ trách mảng pháp lý trong soạn thảo văn bản, đề xuất phương án xử lý đôn đốc, nhắc nợ hoặc trực tiếp đại diện cho doanh nghiệp xuống làm việc với đối tác, khách hàng nhằm tăng  hiệu quả quản lý và xử lý nợ doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp lý, phương pháp và kỹ năng trong tất cả các diễn biến trả nợ của đối tác, khách hàng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho doanh nghiệp một cách trực tiếp, chủ động và toàn diện.
  • Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ khởi kiện, thi hành án và tham gia tố tụng, thi hành án với tư cách đại diện theo ủy quyền, Luật sư bảo vệ một cách chuyên nghiệp và chủ động, đặc biệt trong các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và thi hành án.
  • Song song đó, HT Legal VN kết hợp biện pháp thương lượng với đốc nợ và gây áp lực để đạt hiệu quả thỏa thuận cao nhất với mục tiêu duy nhất là thu hồi nhanh nhất khoản nợ, hạn chế rủi ro, thất thoát công nợ cho doanh nghiệp.
  • HT Legal VN đóng vai trò như một phần của kế toán (kế toán công nợ), pháp chế, thu nợ của doanh nghiệp, vừa là Luật sư riêng của doanh nghiệp quản lý và xử lý khoản phải thu một cách chuyên nghiệp, chủ động, hiệu quả và linh hoạt. Trong khi, chi phí dịch vụ bỏ ra chỉ bằng một nửa so với việc doanh nghiệp thuê chừng đó người lao động làm việc, chưa tính đến chi phí quản lý nhân sự, thuế, bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác.

Vui lòng liên hệ với Công ty Luật HT Legal VN để được tư vấn cụ thể, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và góp phần vào sự phát triển của Quý doanh nghiệp.

Website : www.htlegalvn.com

Email     : info@htlegalvn.com

Hotline  : 09616140400922224040