CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG VỢ CHỒNG - LUẬT RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN HIỆN ĐẠI (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH  TP. HỒ CHÍ MINH)

22/03/2023 - 2577 lượt xem

Trong xu hướng chung của thời đại, càng ngày càng có nhiều người mong muốn độc lập, tự chủ kinh tế suốt cuộc đời. Cho dù bất kể hoàn cảnh nào, hành trình hôn nhân tốt đẹp hay không thì vấn đề tài sản, tài chính luôn minh bạch và không bị ảnh hưởng lớn đến đời sống hôn nhân. Do đó, Pháp luật Hôn nhân gia đình có quy định về chế độ tài sản chung vợ chồng hay gọi cách khác là vợ chồng trước khi kết hôn tự đặt ra “Luật riêng” về tách bạch tài sản thậm chí là thu nhập dù trước hay sau khi kết hôn đều đảm bảo công bằng, phân chia rõ ràng khoản nào là đóng góp chung cho gia đình, khoản nào là của riêng.    

Vì vậy, Công ty Luật TNHH HT Legal VN với kinh nghiệm trong việc chuyên soạn thảo văn bản thỏa thuận chế độ tài sản chung vợ chồng đã đúc kết một số thông tin liên quan đến việc “Cam kết tài sản riêng vợ chồng - Luật riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện đại” như sau:

Căn cứ pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

- Luật Đất đai 2013.

1. Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình về cách xác định tài sản riêng của vợ chồng:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP còn quy định thêm về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

2. Tại sao phải cam kết tài sản riêng vợ chồng?

Nhiều người thường lo ngại nếu đặt ra vấn đề cam kết tài sản riêng hoặc làm Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng thì làm đối phương nghi ngờ sự không chung thủy hoặc “tính toán”. Tuy nhiên, Cuộc sống hiện đại đặt con người vào mọi tình huống bất ngờ. Ngay cả trong gia đình, rất nhiều chuyện phiền não xảy ra liên quan tới vấn đề tài sản chung – riêng của các cặp vợ chồng.

Như vậy, về mặt lý trí thì ta đã biết trước được tương lai vấn đề tài sản, tài chính sẽ rất ảnh hưởng. Vậy tại sao không nói rõ mọi vấn đề với vợ/chồng để khi xác lập các văn bản cam kết về tài sản để phân loại rõ ràng đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, là căn cứ pháp lý rõ ràng để giải quyết các tranh chấp về tài sản, đặc biệt là trong trường hợp ly hôn. Khi đó, dựa vào chính văn bản này, khi xảy ra mâu thuẫn, chính Văn bản thỏa thuận tài sản sẽ khiến các bên tự nguyện và nhanh chóng xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không phải tranh chấp dẫn đến vấn đề tình cảm ngày càng xấu đi. Do đó, văn bản cam kết tài sản riêng được coi là một điều cần thiết, nó mang lại giá trị chứng minh cũng như là căn cứ phục vụ cho quá trình phân chia tài sản được thuận tình thuận lý.

3. Quy định về cam kết tài sản riêng của vợ chồng

Theo quy định Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng được lập trước thời kỳ hôn nhân nhưng có hiệu lực từ thời điểm kết hôn. Đôi bên có thể cam kết nhiều điều khoản riêng về tài sản miễn sao không vi phạm đạo đức hoặc điều pháp luật cấm.

Ví dụ: Thu nhập mỗi bên làm ra trong thời kỳ hôn nhân ngoài một khoản cố định đóng góp cho nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình và tích lũy thì phần thu nhập còn lại mỗi người có thể tùy ý sử dụng, định đoạt riêng. Mặc dù, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì thu nhập của vợ/chồng là tài sản chung vợ chồng, nhưng nếu các bên có thỏa thuận, cam kết như trên thì cam kết này vẫn được tôn trọng.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy:

– Những tài sản có căn cứ xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền tự quyết định đoạt tài sản đó mà không cần có văn bản cam kết của người còn lại.

– Đối với những tài sản không có căn cứ rõ ràng để chứng minh là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có trách nhiệm phải chứng minh tài sản triêng đó là của mình. Nếu không có đủ căn cứ để chứng minh về tài sản riêng mà lại có tranh chấp thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung (theo Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Việc thỏa thuận, chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định cụ thể tại các điều 38, 39, 40 luật Hôn nhân gia đình và phải được lập thành văn bản.

Hiện nay, Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản và phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật hay trường hợp hai bên vợ chồng kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, Luật này không đề cập đến văn bản cam kết tài sản riêng và cũng không yêu cầu văn bản này phải được công chứng về chứng thực.

Ngoài ra, nếu tài sản cần cam kết tài sản riêng là đất đai, Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng không hề có quy định cam kết tài sản riêng là nhà đất phải công chứng, chứng thực. Cụ thể:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Như vậy, cam kết tài sản riêng vợ chồng có thể được lập ở bất cứ đâu. Dẫu vậy, để văn bản này đảm bảo giá trị pháp lý, văn bản cam kết nên được lập tại văn phòng công chứng hoặc được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về “Cam kết tài sản riêng vợ chồng - Luật riêng của vợ chồng trong cuộc sống hiện đại”. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com        Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

 

Kim Phụng - Phương Hà
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục