CÓ ĐƯỢC ĐƯA CON CHUNG SANG NƯỚC NGOÀI ĐỊNH CƯ SAU KHI LY HÔN HAY KHÔNG ? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

09/01/2024 - 352 lượt xem

Sau khi ly hôn, các cặp cha mẹ căn cứ vào Bản án có hiệu lực của Tòa án cấp có thẩm quyền quyết định về việc nuôi con, theo đó Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình

Tình huống: Chị A và anh B hiện nay đã ly hôn, chị A đang là người trực tiếp nuôi 2 con nhỏ. Chị A vừa tái hôn cùng người đàn ông quốc tịch Pháp và sẽ theo chồng sang Pháp định cư. Chị A có dự định đưa 2 con theo cùng. Như vậy Chị A có được đưa con chung của mình và anh B sang nước ngoài định cư hay không ? Bài viết dưới đây, HT Legal VN sẽ đưa ra một số quy định pháp luật về vấn đề trên.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ);

- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (“Nghị định 136/2007/NĐ-CP”).

II. Nội dung

Sau khi ly hôn, các cặp cha mẹ căn cứ vào Bản án có hiệu lực của Tòa án cấp có thẩm quyền quyết định về việc nuôi con, theo đó Người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Trong trường hợp trên, chị A đưa con ra nước ngoài định cư rõ ràng đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thăm non của anh B bởi việc thăm nom con ở nước ngoài hoàn toàn khác với việc thăm con ở trong nước. Anh B sẽ gặp khó khăn trong việc thăm con, thậm chí không thể thăm non khi không có điều kiện cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc chị A cản trở anh B trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, nếu anh B gửi văn bản ngăn chặn việc đưa con ra nước ngoài định cư thì sẽ gây khó khăn cho việc đưa con ra nước ngoài định cư của chị A. Bên cạnh đó, khi chị A tái hôn với người nước ngoài và đưa con ra nước ngoài định cư sẽ là cơ sở để anh B khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Mặt khác, Quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về yêu cầu cấp hộ chiếu thì đối với trẻ em dưới 14 tuổi, chỉ cần cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai. Do đó, trường hợp anh B đồng ý thì thì chị A hoàn toàn có thể tự mình điền vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu cho con.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến quy định của pháp luật nước nhập cảnh, có một số nước yêu cầu phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ bằng văn mới đồng ý cấp visa.

Kết luận:  Đối với trường hợp trên, chị A nên cố gắng thuyết phục anh B đồng ý cho 2 con định cư ở nước ngoài. Ngoài ra, liên hệ với Lãnh sự quán hoặc Đại sứ quán nước dự định nhập cảnh để tìm hiểu về việc xin Visa cho người chưa thành niên có yêu cầu phải có sự đồng ý cả cha và mẹ hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn cơ bản về việc đưa con chung sang nước ngoài định cư dựa trên thông tin do khách hàng cung cấp. Để được tư vấn cụ thể và hiệu quả hơn, vui lòng liên hệ Luật sư chuyên tư vấn về hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH HT Legal VN theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. HCM.

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 0961614040 - 0922224040

My Nguyen
Theo HT Legal VN