DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

21/11/2022 - 1704 lượt xem

Công ty Luật TNHH HT Legal VN là Công ty Luật uy tín tại Việt Nam và cách riêng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi hoạt động chuyên biệt về pháp lý với những lĩnh vực là thế mạnh của mình, trong đó có dịch vụ tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ. Chi tiết liên hệ Luật sư điều hành Nguyễn Thanh Trung hoặc Công ty Luật TNHH HT Legal VN theo địa chỉ sau: Hotline: 0961614040 - 0922224040 - 0945174040

Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề xảy ra phổ biến. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng thuộc phạm vi bảo vệ của quyền sở hữu trí tuệ và việc xảy ra hành vi xâm phạm nhãn hiệu là việc thường gặp. Vậy, hành vi nào được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu? Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi tới các bạn đọc về “Các dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu”.

Cơ sở pháp lý

a. Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật số: 07/2022/QH15 sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022

b. Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ và quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

c. Nghị định 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2005/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ

Nội dung:

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129, theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm

Nghị định 105/2006/NĐ-CP đã quy định căn cứ xác định hành vi xâm phạm. Theo đó, Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm khi có đủ các căn cứ sau đây:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể Quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ về quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thì:

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Thứ hai, hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

 

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng:

Theo quy định tại Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi bổ sung năm 2022) quy định “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phân công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”, và dấu hiệu bị nghi ngờ coi là yếu tố xâm phạm gồm:

– Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ nhất

– Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện thứ hai hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Sau khi xác nhận hàng hóa có dấu hiệu bị xâm phạm nhãn hiệu thì Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có thể tự mình hoặc thông qua Công ty Luật tiến hành thủ tục yêu cầu giám định về quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bởi Kết quả giám định được xem là một trong những nguồn chứng cứ cực kỳ quan

Trên đây là một số ý kiến của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về “Các dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu”. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý có liên quan, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Xuân Hồng
Theo HT LEGAL VN