TÁC PHẨM DO AI TẠO RA CÓ ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ KHÔNG? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

15/08/2024 - 674 lượt xem

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) quy định rằng quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, chủ thể sở hữu quyền tác giả hiện tại đề cập đến quyền của hai nhóm chủ thể: (i) Tác giả có quyền tác giả với tác phẩm do chính mình tạo ra và (ii) Chủ sở hữu có quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (VD: họ nhận chuyển nhượng, mua, tặng cho, thừa kế... từ tác giả sáng tao ra tác phẩm).

TÁC PHẨM DO AI TẠO RA CÓ ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ KHÔNG?

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

 

 

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ và có khả năng tạo ra các tác phẩm sáng tạo như tranh ảnh, âm nhạc, văn bản… Việc AI tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm đã đặt ra câu hỏi liệu những tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Thông qua bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ phân tích vấn đề nêu trên căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành và đưa ra một số nhận định.

I - CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 .

II - NỘI DUNG

1. Quy định pháp luật

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật SHTT”) quy định rằng quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, chủ thể sở hữu quyền tác giả hiện tại đề cập đến quyền của hai nhóm chủ thể:

(i) Tác giả có quyền tác giả với tác phẩm do chính mình tạo ra và

(ii) Chủ sở hữu có quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình (VD: họ nhận chuyển nhượng, mua, tặng cho, thừa kế... từ tác giả sáng tao ra tác phẩm).

Cả hai nhóm chủ thể này đều được pháp luật hiện hành quy định phải là con người tự nhiên.

Căn cứ theo Điều 14 và Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các tác phẩm sáng tạo do chính mình tạo ra thì tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả phải đăng kí bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, để đăng kí bảo hộ quyền tác giả thì phải đáp ứng được các điều kiện luật định như sau:

(i) Phải thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được nêu rõ ở Điều 14 Luật này;

(ii) Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật này);

(iii) Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác (khoản 3 Điều 14 Luật này);

2. Phân tích

Thực chất, AI là một sản phẩm trí tuệ do chính tay con người tạo ra. Nó được phát triển thông qua hình thức Robot hay các dạng máy móc hữu hình khác (tùy thuộc vào nhu cầu của người sáng tạo ra nó), ví dụ như: Robot quét nhà, Robot chơi cờ... với mục đích tạo ra là nhằm giảm thiểu sức lao động cho con người. Tuy nhiên, chúng thực hiện công việc một cách rập khuôn, do con người thiết lập sẵn. 

Gần đây, AI đang phát triển mạnh mẽ vào nền điện tử với các chức năng tinh vi và nâng cao hơn, giúp con người tiết kiệm được thời gian và đưa ra được những ý tưởng phù hợp với nhu cầu của con người. 

Theo pháp luật Việt Nam, có thể thấy chủ thể của quyền tác giả đó chính là con người. Thực chất, AI chỉ được xem là đối tượng hay còn gọi là công cụ giúp con người tạo ra sản phẩm và AI không đáp ứng đủ được các yêu cầu để nhằm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do chính nó tạo ra. Pháp luật Việt Nam quy định, tác phẩm được quyền bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không được sao chép từ các tác phẩm của người khác. Đây là một trong những điều kiện để một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. AI được thiết lập và tạo ra bởi bộ não của con người, những thiết lập sẵn đó cũng được xem như là suy nghĩ của con người. Cho nên có thể thấy rằng AI như là một công cụ giúp con người hoàn thành được công việc, nhiệm vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

3. Kết luận

Từ những phân tích trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra. Bởi lẽ, AI được xem như là một công cụ tạo ra sản phẩm và các tác phẩm mà AI tạo ra không đáp ứng được các điều kiện để xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm mà nó tạo ra.

Trên đây là những chia sẻ của Luật sư HT Legal VN về vấn đề “Tác phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ quyền tác giả hay không?” Sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực mà Công ty Luật TNHH HT Legal VN tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư về sở hữu trí tuệ phụ trách tư vấn luật và giải quyết tranh chấp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu về lĩnh vực này, HT Legal VN đã xây dựng danh tiếng vững chắc và đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các khách hàng.

Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn về đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, góp vốn doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ hay giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HT Legal VN cam kết sẽ mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.

 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh 

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Quang Phi
Theo HT Legal VN