GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT DO XÂY HÀNG RÀO (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

17/04/2023 - 1721 lượt xem

Mặc dù trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thể hiện rõ ràng tứ cận, giáp ranh, số thửa, số tờ bản đồ của từng thửa đất nhằm xác lập quyền sử dụng của chủ đất đối với một diện tích đất nhất định. Nhưng trong thực tế việc tranh chấp giữa các bất động sản liền kề luôn xảy ra với lý do tranh chấp hàng rào, hàng cây xanh, lối đi, máng xối nước, bờ tường chung …. Vậy khi xảy ra tranh chấp thì sẽ xử lý như thế nào?

Mặc dù trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thể hiện rõ ràng tứ cận, giáp ranh, số thửa, số tờ bản đồ của từng thửa đất nhằm xác lập quyền sử dụng của chủ đất đối với một diện tích đất nhất định. Nhưng trong thực tế việc tranh chấp giữa các bất động sản liền kề luôn xảy ra với lý do tranh chấp hàng rào, hàng cây xanh, lối đi, máng xối nước, bờ tường chung…. Vậy khi xảy ra tranh chấp thì sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng Công ty HT Legal VN tìm hiểu vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Đất đai 2013;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Như đã đề cập ở trên, thì tranh chấp đất đai do hàng rào, hàng cây xanh, lối đi,… và tùy vào từng trường hợp sẽ có hướng giải quyết khác nhau.

1. Tranh chấp giữa các mốc giới giữa hai thửa đất liền kề

Căn cứ theo điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách bất động sản:

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Khi xảy ra tranh chấp thì xử lý như sau:

- Trường hợp tranh chấp vị trí mốc giới giữa hai bất động sản liền kề

Hai bên có thể tiến hành thương lượng, tự giải quyết là phương pháp được ưu tiên nhất khi xảy ra tranh chấp. Nếu các bên không thể thương lượng thì sẽ tiến hành hòa giải tại thôn, ấp, tổ dân phố (không phải do Tòa án tổ chức). Bước cuối cùng là tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

- Trường hợp tranh chấp do một trong hai bên lấn, chiếm mốc giới

Tại trường hợp này, pháp luật vẫn khuyến khích các bên tiến hành hòa giải theo khoản 1, 2 điều 202 Luật Đất đai 2013: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở; tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”. Ủy ban cấp xã là nơi nắm được lịch sử, nguồn gốc quá trình hình thành và sử dụng của các thửa đất, bản đồ đo vẽ các thửa đất nên khi đối chiếu với các dữ liệu mà địa chính xã có được sẽ có phần lớn cơ sở để chứng minh bên nào là bên lấn chiếm đất.

 Nếu việc hòa giải cơ sở không thành thì một trong hai bên có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp.

2. Tranh chấp lối đi qua (chừa lối đi cho thửa đất liền kề)

Căn cứ theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ và Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Ví dụ: Ông A bán 100 m2 đất ở cho ông B, nhưng thửa đất được bán lại nằm phía sau thửa đất của ông A đang ở, không có lối đi ra đường dân sinh, đường công cộng. Trong trường hợp này, ông B có quyền yêu cầu hoặc thương lượng với ông A giành 01 lối đi hợp lý trên phần đất của ông A để đi ra đến đường công cộng, có thể là lối đi ngang 1m, dài 20m đến đường. Ông B phải trả cho ông A số tiền tương ứng với phần đất được ông A tạo lối đi cho mình. Trong trường hợp, ông A vẫn không đồng ý giành lối đi cho ông B thì ông B có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu Tòa án phân xử, buộc ông A phải chia lối đi một cách hợp lý theo bản vẽ của Tòa án.

Trên đây là bài viết về tranh chấp đất do mốc giới, lối đi giữa hai bất động sản liền kề của Công ty Luật HT Legal VN. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com     Hotline: 09 6161 4040 - 09 4517 4040.

Thiện Trung
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục