Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải (khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).
Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công (khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019).
Vậy, Hòa giải viên lao động là ai?
Theo khoản 1 Điều 184 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định:
Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Tiêu chuẩn để trở thành Hòa giải viên lao động là gì?
Theo Điều 92 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn như sau:
Thứ nhất, là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ hai, có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
Thứ ba, không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Trường hợp cần tư vấn các tranh chấp về lao động, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật HT Legal VN theo thông tin sau đây:
Hotline: 0961614040 - 0945174040 Email: info@htlegalvn.com