LUẬT SƯ TRANH TỤNG VỤ ÁN LAO ĐỘNG (LUẬT SƯ TRANH TỤNG UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH)

02/06/2023 - 1622 lượt xem

Với các Luật sư có kiến thức chuyên môn cao và nhiều năm hoạt động nghề nghiệp chuyên về tranh tụng tại Tòa án nhân dân các cấp trong các vụ án lao động. Với tính chất đặc thù của quan hệ lao động và kinh nghiệm làm việc thực tiễn, các Luật sư của Công ty Luật TNHH HT Legal VN luôn hết mình và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Theo quy định Bộ Luật Lao động hiện hành, Tranh chấp lao động được định nghĩa là “tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”. Thực tiễn, các tranh chấp lao động thường liên quan đến quyền, lợi ích về việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện khác về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, trong quá trình học nghề giữa người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp giữa tập thể lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Với các Luật sư có kiến thức chuyên môn cao và nhiều năm hoạt động nghề nghiệp chuyên về tranh tụng tại Tòa án nhân dân các cấp trong các vụ án lao động. Với tính chất đặc thù của quan hệ lao động và kinh nghiệm làm việc thực tiễn, các Luật sư của Công ty Luật TNHH HT Legal VN luôn hết mình và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

1. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Căn cứ Điều 32, 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các loại vụ việc về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể:

Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.

3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2. Dịch vụ Luật sư tranh tụng trong vụ án lao động:

- Tư vấn pháp lý về hồ sơ, vụ việc tranh chấp của khách hàng.

- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động/người lao động trong trong tranh chấp.

- Tư vấn cho khách hàng những điểm có lợi, bất lợi và phương án thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp hoặc trực tiếp thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình giải quyết thông qua quá trình làm việc, tiếp xúc với các bên.

- Tư vấn pháp lý và đại diện khách hàng thỏa thuận, thương lượng với bên đối lập và các bên có liên quan trong vụ việc tranh chấp.

- Đại diện khách hàng làm việc với tổ chức công đoàn cơ sở, liên đoàn lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tìm giải pháp giải quyết phù hợp.

- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

- Cử Luật sư tham gia tố tụng (tranh tụng) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

- Khi bản án có hiệu lực, trợ giúp khách hàng trong việc đảm bảo bản án được thi hành đúng pháp luật.

- Hướng dẫn/đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thi hành án, yêu cầu thi hành án lao động sau khi có quyết định của Tòa án.

- Tư vấn, hướng dẫn, soạn thảo đơn kháng cáo trong trường hợp khách hàng không đồng ý với quyết định/Bản án của Tòa án (nếu có).

Các Luật sư tranh tụng chuyên môn lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH HT Legal VN luôn xác định rõ ràng về tư cách đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp để giải quyết các vụ việc của khách hàng một cách tận tâm và hiệu quả nhất.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

HT LEGAL VN
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục