MẪU HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN (CÔNG TY LUẬT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HCM)

17/11/2022 - 743 lượt xem

Hiện nay, Chuyển nhượng bất động sản (Mua bán nhà đất) diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên không có một mẫu chung nào cụ thể về việc đặt cọc chuyển nhượng nhà đất, bởi đây là thỏa thuận dân sự giữa hai bên.

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

* Những lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng bất động sản.

Thứ nhất, Hiểu rõ về dạng giao kết hợp đồng.

Việc hiểu rõ về dạng giao kết của hợp đồng đặt cọc là để đảm bảo lợi ích cá nhân của cả bên mua lẫn bên bán. Việc đặt cọc có thể có hai mục đích như sau:

- Đặt cọc để đảm bảo giao kết: Mục đích cuối cùng mà hai bên mua và bán hướng tới là để hợp đồng được giao kết. Trong giai đoạn giao kết, hai bên có thể đề nghị, thay đổi, rút lại, hủy bỏ giao kết mà mình đã thỏa thuận với nhau ban đầu.

Ví dụ: Sau khi xem nhiều căn nhà, thì A ưng ý nhất căn nhà do C giới thiệu, cùng lúc đó có B cũng ưng ý căn đó. Để đảm bảo mua được căn nhà và chuẩn bị tiền, A và C thỏa thuận đặt cọc 50 triệu để giữ chỗ.

- Đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng: Việc đặt cọc này nhằm đảm bảo nghĩa vụ của 2 bên trong quá trình mua bán bất động sản sẽ được thực hiện như hợp đồng đã ký kết.

Ví dụ: A và B mua bán căn nhà có giá 2 tỷ đồng, khi ký kết hợp đồng A đặt cọc cho B 500 triệu, trong khoảng thời gian thỏa thuận sẽ thanh toán đủ cho B 2 tỷ đồng.

Thứ hai, Kiểm tra tính pháp lý của bất động sản: Bất động sản sắp mua cần có đủ các giấy tờ như GCN quyền sở hữu, có tranh chấp quyền ở hữu hay không, có bị kê biên để thi hành án…

Người mua nên yêu cầu một bản sao GCN quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có công chứng mới nhất) và đến trực tiếp UBND địa phương nơi có căn nhà để đối chiếu thông tin mà người bán cung cấp có khớp hay không.

Thứ ba, Kiểm tra điều khoản hợp đồng đặt cọc trước khi ký.

Những điều khoản cần có trong Hợp đồng đặt cọc bao gồm: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí... Dù là hợp đồng đặt cọc cũng cần có chữ ký của cả vợ và chồng (nếu người bán có vợ/chồng) để tránh rắc rối.

Ngoài ra, người mua nhà cần có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

Để giao dịch mua nhà thuận lợi, an toàn về pháp lý, Công ty Luật HT Legal VN gửi Quý khách hàng tham khảo tài liệu Mẫu hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng bất động sản: Tham khảo tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

 

Hoàng Quyên
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục