Phương pháp định giá Tài sản Sở hữu trí tuệ

02/12/2020 - 1916 lượt xem

Phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ

Tài sản sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh hoặc bản quyền ngày càng trở thành cốt lõi của nhiều tổ chức và có mặt ở nhiều giao dịch quan trọng như M&A, liên doanh, phá sản, Franchise hay các vụ việc tranh chấp xâm phạm. Thậm chí, các tài sản sở hữu trí tuệ cũng đang được sử dụng để làm tài sản đảm bảo khoản vay hoặc góp phần gia tăng giá trị gọi vốn của Doanh nghiệp.

Thực tế mới này đã làm phát sinh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc định giá các tài sản sở hữu trí tuệ để xác định giá trị kinh tế của nó.

Có nhiều phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ. Sau đây là 04 phương pháp phổ biến được áp dụng.

I. Định giá dựa trên chi phí (Cost-Based Method)

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa chi phí bỏ ra để phát triển tài sản trí tuệ và giá trị kinh tế của nó.

Các kỹ thuật khác nhau được sử dụng để đo lường chi phí:

  1. Phương pháp chi phí tái sản xuất: Việc ước tính được thực hiện bằng cách tập hợp tất cả các chi phí liên quan đến việc mua hoặc sản xuất bản sao của tài sản trí tuệ được định giá.
  2. Phương pháp chi phí thay thế: Các ước tính được thực hiện trên cơ sở các chi phí sẽ phải bỏ ra để có được một tài sản sở hữu trí tuệ tương đương với công dụng hoặc chức năng tương tự.

* Chi phí của hai loại nên được bao gồm:

  1. Các khoản chi trực tiếp, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, nhân công và quản lý; và
  2. Chi phí cơ hội, liên quan đến lợi nhuận bị mất do sự chậm trễ trong việc thâm nhập thị trường hoặc các cơ hội đầu tư bị mất với mục đích phát triển tài sản ban đầu.

II. Định giá dựa trên thị trường (Market-Based Method)

Phương pháp định giá dựa trên thị trường dựa trên việc ước tính giá trị dựa trên các giao dịch thị trường tương tự của các quyền sở hữu trí tuệ tương đương. Việc so sánh được xem xét trên cơ sở tiện ích, tính đặc thù công nghệ và tài sản, đồng thời xem xét đánh giá của thị trường tài sản đó.

Dữ liệu về các giao dịch có thể so sánh hoặc tương tự có thể được truy cập các nguồn sau:

- Báo cáo thường niên của các Công ty đại chúng;

- Cơ sở dự liệu quốc tế chuyên ngành (như: Royaltysource.com, recap.com, royaltystat.com,...)

- Các ấn phẩm/tạp chí chuyên ngành về sở hữu trí tuệ

- Các bản án của Toà án về tranh chấp SHTT có liên quan đến xác định thiệt hại do xâm phạm;

III. Định giá dựa trên thu nhập (Income-Based Method)

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc rằng giá trị của tài sản là dòng thu nhập (dự kiến) mà nó tạo ra. Sau khi thu nhập được ước tính, kết quả được chiết khấu bởi một hệ số chiết khấu thích hợp với mục tiêu điều chỉnh nó về giá trị hiện tại.

Có nhiều phương pháp tính toán dòng tiền trong tương lai, chẳng hạn như:

  1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền: Nhằm ước tính dòng tiền trong tương  sau khi chiết khấu bằng cách áp dụng một hệ số chiết khấu thích hợp. Nguồn thông tin chính để ước tính các dong tiền nói chung là nguồn thu của công ty khi khai thác hoặc có ý định khai thác tài sản đó.
  2. Phương pháp giảm trừ tiền bản quyền: Ước tính dòng thu nhập tiền bản quyền trong tương lia, áp một tỷ lệ chiết khấu để xác định giá trị hiện tại của tìa sản.

IV. Định giá dựa trên quyền chọn (Option-Based Method)

Khác với các phương pháp khác, phương pháp quyền chọn xem xét các lựa chọn và cơ hội liên quan đến đầu tư.

Nó dựa trên các mô hình định giá quyền chọn (Ví dụ: Black-Scholes) cho các quyền chọn cổ phiếu để đạt được định giá của một tài sản sở hữu trí tuệ nhất định.

Việc xác định NPV kỳ vọng của dự án IP và xác xuất bỏ qua là cơ sở xem xét việc tiếp tục đầu tư hay từ bỏ phát triển một sự án IP là ví dụ về các lựa chọn (Options).

Phương pháp

Ưu điểm/Tại sao

Ưu điểm

COST-BASED METHOD

- Định giá tài sản trong giai đoạn đầu phát triển

- Các trường hợp không có dữ liệu doanh thu thị trường

- Mục đích kế toán và thuế

 

Tương đối đơn giản

MARKET-BASED METHOD

Định giá để gọi vốn

 

 

Phân tích định lượng các chỉ số

OPTION-BASED METHOD

- Định giá tài sản trong giai đoạn phát triển ban đầu

-Các lĩnh vực có độ không chắc chắn cao

Phân tích sâu hơn vì nó có tính đến sự không chắc chắn của các dòng tiền tiềm

 

HT LEGAL VN