QUYỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VỪA CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM, VỪA CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

20/09/2024 - 97 lượt xem

Căn cứ khoản 2 Điều 16 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP: “Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.

QUYỀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ VỪA CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM VỪA CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

 

Ông Trần Văn Hưng (tên nước ngoài: Alexander Greek) định cư ở Mỹ 20 năm (kể từ khi ông 15 tuổi). Hiện nay ông 35 tuổi, muốn quay về Việt Nam để đầu tư kinh doanh một dự án ở Quận 2. Nhưng ông vừa mang cả quốc tịch Mỹ và quốc tịch Việt Nam.

Trong trường hợp này, ông được quyền chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư dưới hình thức nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Luật sư HT Legal VN sẽ cùng các bạn giải đáp tình huống này nhé

I - Cơ sở pháp lý

- Luật Đầu tư năm 2020 số 61/2020/QH14;

- Nghị định 31/2021/NĐ – CP ban hành ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

II - Nội dung

1. Nhà đầu tư là gì?

Nhà đầu tư là một khái niệm không còn gì quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư.

Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được định nghĩa như sau:

“Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Vậy, nhà đầu tư được phân thành 3 loại hình: Nhà đầu tư trong nước; Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Quy định về việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư?

Với từng loại hình nhà đầu tư khác nhau, việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư cũng được quy định khác nhau:

- Nhà đầu tư trong nước

Căn cứ khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

“Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

- Nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Quy định trên không bao gồm người không có quốc tịch. Bởi người không có quốc tịch là người vừa không có quốc tịch Việt Nam vừa không có quốc tịch nước ngoài (quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008)

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020:

“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”

Như vậy, căn cứ vào phân loại nhà đầu tư, xác định quốc tịch của nhà đầu tư có thể là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài. 

3. Đối với nhà đầu tư có hai quốc tịch, thủ tục sẽ được áp dụng như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP:

“Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.”

Vậy, khi nhà đầu tư có hai quốc tịch gồm quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì với hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư này được quyền chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư như là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài có thể chọn một trong hai hình thức áp dụng với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đều được. 

Lưu ý: Khi đã lựa chọn điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như với nhà đầu tư trong nước thì nhà đầu tư vừa là quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện quyền, nghĩa vụ như nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật sư HT, trường hợp của ông Hưng (Alexander Greek) khi ông vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch nước ngoài (nước Mỹ) muốn hoạt động đầu tư kinh doanh dự án ở Quận 2 Tp. HCM, ông được quyền chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu ông đã chọn điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, thì ông Hưng sẽ không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về khái niệm, phân loại của nhà đầu tư, và quy định của pháp luật về áp dụng hình thức đầu tư đối với nhà đầu tư có từ hai quốc tịch trở lên. Nếu các bạn còn có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác thì liên hệ  Công ty Luật TNHH HT Legal VN để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Xem thêm: 59 ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Xem thêm: 25 ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài

 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Bích Trân
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục