Theo quy định mới có 10 trường hợp người lao động nghỉ làm nhưng vẫn được hưởng lương

08/01/2021 - 1398 lượt xem

Theo quy định mới có 10 trường hợp người lao động nghỉ làm nhưng vẫn được hưởng lương

1. Nghỉ hằng năm

Trường hợp nghỉ hằng năm vẫn hưởng nguyên lương và số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tính tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế mà người lao động đã làm thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

[...]”

2. Nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca

Về thời giờ nghỉ ngơi thì việc nghỉ ngơi trong thời gian làm việc liên tục được quy định tại Khoản 1, Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc Bộ luật lao động năm 2019:1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

[...]”

Về nghỉ chuyển ca được quy định tại Điều 110. Nghỉ chuyển ca, Bộ Luật lao động năm 2019: “Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.”

3. Nghỉ lễ, tết

Theo phong tục Lễ, tết truyền thống ở Việt Nam được lưu truyền từ trước đến nay, thời gian người lao động được nghỉ lễ, tết vẫn được hưởng nguyên lương theo Khoản 1 Điều 112, BLLĐ 2019:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”

Các ngày nghỉ lễ, tết đã nêu trên được hưởng nguyên lương thì đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ quy định như trên thì còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương căn cứ Khoản 2, Điều 112, BLLĐ 2019.

4. Nghỉ việc riêng

Hiện nay, thì người lao động được nghỉ việc riêng mà hưởng nguyên lương và phải thông báo với người lao động trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 115, Bộ Luật lao động 2019 như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”

5. Tạm ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động hoặc lỗi do người lao động khác

Điều 99 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc người lao động được hưởng tiền lương trong với gian ngừng việc đối với các trường hợp sau đây:

“1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”

6. Nghỉ do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Căn cứ Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, BLLĐ 2019: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động 2019Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là việc NSDLĐ chấm dứt hợp đồng không đúng với

Hậu quả nếu Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”

7. Nghỉ theo quy định Bảo vệ thai sản

Khoản 2, 3, Điều 137. Bảo vệ thai sản, Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“1. [...]

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. [...]

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, Khi Lao động nữ có thai mà làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và thông báo với Người sử dụng lao động thì sẽ được chuyển công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.

Và một điểm mới của Bộ Luật lao động năm 2019 quy định tại Khoản 4 Điều 137, BLLĐ 2019 về việc lao động nữ trong thời gian hành kinh sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

8. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động

Tai nạn lao động là xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian nghỉ ngơi, ăn giữa ca,….

Nếu trong quá trình làm việc người lao động thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của mình thì có quyền từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp.

Trong thời gian từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật, quy định này được ghi nhận tại điểm đ, Khoản 1, Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 chi tiết như sau:

“[...]

đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

9. Nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động

Đối với người lao động bị tai nạn lao động thì ngoài các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động bị tai nạn thì trong thời gian điều trị phục hồi chức năng lao động người lao động được hưởng nguyên lương theo Khoản 3, Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

“[...]

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”

10. Nghỉ do ảnh hưởng bởi cuộc đình công

Việc bất đồng trong quá trình lao động là điều khó tránh khỏi và không ít trường hợp dẫn đến các cuộc đình công, tuy nhiên trong số người muốn đình công thì có những lao động không muốn tham gia cuộc đình công, để bảo vệ đối tượng này BLLĐ cũng quy định rõ quyền lợi của những người lao động buộc phải nghỉ việc do cuộc đình công tại Điều 207. Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công BLLĐ 2019 như sau:

1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

Trên đây là nội dung trao đổi liên quan đến 10 trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng lương.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN - Hotline: 09.7117.4040

 

HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục