THỜI HẠN BẢO HỘ CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH VÀ TÂN BÌNH TP. HCM)

11/08/2023 - 556 lượt xem

Trong thế kỷ XXI, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự lan tỏa toàn cầu của thông tin, việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng độc quyền và đảm bảo sự công bằng, phát triển bền vững, các nhà làm Luật phải đặt ra thời hạn bảo hộ cho các quyền sở hữu trí tuệ.

Trong thế kỷ XXI, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự lan tỏa toàn cầu của thông tin, việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng độc quyền và đảm bảo sự công bằng, phát triển bền vững, các nhà làm Luật phải đặt ra thời hạn bảo hộ cho các quyền sở hữu trí tuệ.

Bài viết dưới đây, HT Legal VN sẽ tổng hợp các mốc thời hạn bảo hộ của các quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 (sau đây gọi chung là Luật sở hữu trí tuệ);

- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành về Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi chung là Nghị định 17/2023/NĐ-CP).

Nội dung: 

1. Các quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật

Về khái niệm, theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Như vậy, các quyền sở hữu trí tuệ theo quy định bao gồm 04 quyền:

- Quyền tác giả;

- Quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyền đối với giống cây trồng.

2. Thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

2.1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

Đối với các quyền nhân thân tại khoản 1, 3, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ là vô hạn. Qua đó, các tác giả được bảo hộ vô hạn đối với các quyền: quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Đối với quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản được quy định như sau:

Nội dung Thời hạn

1. Quyền được công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
2. Quyền làm tác phẩm phái sinh;

3. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

4. Quyền sao chép tác phẩm;

5. Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

6. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

7. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

 

(a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
(b) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình
(c) đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết
(d) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27
Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan

2.2. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:

  Nội dung Thời hạn
1 Quyền của người biểu diễn 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình
2 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố
3 Quyền của tổ chức phát sóng 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện

2.3. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

  Nội dung Thời hạn
1 Bằng độc quyền sáng chế Từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.​​
2 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích Từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
3 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn.

=> Có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

4 Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

5 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

=> Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

2.4. Thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Theo Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được quy định như sau:

  Nội dung Thời hạn
1 Giống cây thân gỗ và cây nho Từ ngày cấp đến hết 25 năm
2 Giống cây trồng khác Từ ngày cấp đến hết 20 năm

Trên đây là nội dung liên quan đến Thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HT Legal VN chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, chi tiết liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040

Mai Lê Tuyết Nhi
Theo HT LEGAL VN