Trong bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách một số thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để bán lẻ hàng hoá như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ (“Nghị định 09/2018”);
II. Nội dung:
- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp khi có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hoá.
- Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 9 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
“1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.”
Hồ sơ để đăng ký giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 12 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm các tài liệu sau:
“Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Bản giải trình có nội dung:
a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;
c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).”
Trình tự cấp giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 13 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 13. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Số lượng hồ sơ
- Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;
- Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ;
- Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này
a) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện
- Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
- Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong các trường hợp thông thường (hàng hoá đăng ký bán lẻ không thuộc các loại hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí) doanh nghiệp sẽ cần nộp 01 bộ hồ sơ.
Cơ quan nhận hồ sơ: Sở Công thương.
Thời gian dự kiến để nhận kết quả: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần có ý kiến của Bộ Công thương và bộ quản lý ngành, thời gian sẽ có thể kéo dài hơn thời gian dự kiến cho các trường hợp thông thường.
Trên đây là bài viết giới thiệu tổng quát về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để bán lẻ hàng hoá. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ liên quan đến lao động, nhân sự, bảo hiểm,... Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: [email protected] Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040 – 09 4517 4040