AI BẢO VỆ CHO BÊN VAY, BÊN THẾ CHẤP? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, QUẬN TÂN BÌNH TPHCM)

12/10/2023 - 2081 lượt xem

Là đơn vị chuyên tư vấn pháp luật liên quan đến tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp và bảo vệ cho bên vay, bên thế chấp nên Công ty Luật TNHH HT Legal VN hoàn toàn thông hiểu tâm lý và nhu cầu khách hàng của mình. Đôi lúc chúng ta phải nhìn nhận vào bản chất của vấn đề để hiểu thấu và cùng nhau xây dựng phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vui lòng liên hệ HT Legal VN _ Công ty Luật chuyên tư vấn tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp.

1. Bên vay, bên thế chấp thường là bên yếu thế?

Về địa vị pháp lý, trong quan hệ tín dụng và giao dịch bảo đảm, rõ ràng bên vay và bên bảo đảm chưa bao giờ là bên lợi thế. Trong một bài viết chia sẻ pháp lý, Công ty Luật TNHH HT Legal VN có chia sẻ nội dung: "Tại sao bên vay, bên thế chấp cần Luật sư bảo vệ?

Link bài viết: https://htlegalvn.com/index.php/tai-sao-ben-vay-va-ben-the-chap-can-luat-su-bao-ve-348.html

Trong đó, chúng tôi đã khẳng định: Ngân hàng là "ông lớn", người tạo ra sân chơi và luật chơi (trên cơ sở pháp luật) về:

- Điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, định giá tài sản và thế chấp.

- Hồ sơ/ tài liệu theo biểu mẫu của các Ngân hàng và thường không có yếu tố thoả thuận.

- Ngân hàng quy định lãi suất, biên độ tăng giảm lãi suất, phí phạt trả nợ.

- Ngoài ra với hệ thống đầy đủ các quy định về xử lý nợ, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro.

- Ngân hàng thường là bên chủ động trong mối quan hệ tranh chấp với khách hàng. Ngân hàng lại luôn là bên chủ động làm việc với bên vay/ bên thế chấp và các bên có liên quan để thực hiện các biện pháp thu nợ.

- Ngân hàng thường là nguyên đơn nên việc chuẩn bị chứng cứ luôn chủ động, giúp họ xử lý vụ việc nhanh chóng và có lợi hơn so với phía còn lại.

- Ngân hàng có lợi thế hơn khi có khả năng nắm được điểm yếu về nhân thân, gia đình, tài chính và vấn đề khác của khách hàng vay và bên thế chấp, việc nắm lợi thế về giá trị tài sản bảo đảm thực tế và giá trị tài sản thanh lý cũng là một ưu thế quá cao trong việc thương lượng với khách hàng.

- Xét về tâm lý, ngân hàng thường có tâm lý tốt hơn khi phát sinh tranh chấp, thường là người dẫn dắt cuộc chơi và kết thúc nó theo cách có lợi nhất cho mình.

- Xét tính thiệt hơn (chi phí), đấu với ngân hàng về lâu dài thì thường phía còn lại luôn thua thiệt và luôn bất lợi xét trên cả cơ sở pháp lý và thực tế, đối đầu với Ngân hàng luôn là bất lợi vì tiềm lực tài chính, mất thời gian, vấn đề cơ sở pháp lý, giá trị tài sản, “lãi mẹ đẻ lãi con” … hàng loạt vấn đề khiến chúng ta phải dè dặt và tính toán.

2. Rào cản tâm lý của bên vay, bên thế chấp?

Yếu tố tâm lý là yếu tố mà Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng cho rằng rất quan trọng và chúng ta cần đặc biệt lưu ý như sau:

Thứ nhất, So với quan hệ tranh chấp khác, việc nợ ngân hàng hoặc nghĩa vụ bảo đảm của bên thế chấp luôn đặt trong tình thế “đã rồi”, nghĩa là chúng ta luôn đặt tâm lý e ngại sự trao đổi, thỏa thuận và đấu tranh vì quyền lợi ích hợp pháp của mình đối trọng với ngân hàng. Điều này một phần vì trình độ hiểu biết về nghiệp vụ hoặc kiến thức liên quan đến lĩnh vực tín dụng và pháp lý nói chung so với cán bộ ngân hàng thì khách hàng chưa thể cân bằng, một phần vì tâm lý “ngại” vì có nợ thì phải trả chứ có gì đâu mà cãi?

Thứ hai, tâm lý nói chung của bên vay và bên thế chấp thường rất tin tưởng vào việc xử lý khoản nợ của cán bộ ngân hàng nên thường không có tâm lý dè chừng hoặc nghi ngờ sự khách quan hoặc tin rằng họ sẽ đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo luật định.

Thứ ba, việc tranh chấp kiện tụng theo tâm lý chung “vô phúc đáo tụng đình”, đặc biệt việc tranh chấp kéo dài thì càng làm cho nhiều người e ngại, mệt mỏi nên nếu giao cho ngân hàng họ tự xử lý càng nhanh càng tốt và không ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của khách hàng và gia đình.

Thứ tư, một số khách hàng có tâm lý tự tin và họ muốn giải quyết công việc của họ mà không tin tưởng ai để giao hoặc tự họ nghĩ có thể tự xử lý được không cần tốn tiền nhờ người khác vô ích, hoặc họ có mối quan hệ nhiều hoặc có thể tự nghiên cứu vừa tự xử lý được.

Thứ năm, ngoài ra còn phát sinh tâm lý bảo thủ hoặc thái quá dẫn đến hành vi trốn tránh, chống đối một cách cực đoan dẫn đến nhiều vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng kéo dài, gây bất lợi và thiệt hại lớn về cả chi phí cơ hội, tài sản và uy tín của tất cả các bên. Hành vi cản trở bất chấp vì không muốn “mất tài sản” hoặc “chây ỳ” không quan tâm và không nghe ai tư vấn dù rằng kết quả thì khách hàng cũng không nhận được gì hiệu quả về uy tín, kinh tế và chiến lược. Đây cũng là một vấn đề hoàn toàn đáng tiếc.

3. Ai bảo vệ bên vay, bên thế chấp?

Như đã phân tích ở trên, theo Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp của chúng tôi cho rằng đối với vấn đề bên nào yếu thế hơn và các rào cản đối với bên vay, bên thế chấp. Chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

Liệu rằng quý khách hàng hoàn toàn tin tưởng quyền, lợi ích hợp pháp của mình sẽ tự được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ mà không cần phải bỏ sức, bỏ công nhằm tham gia trong các vấn đề tranh chấp pháp lý này?

Điều gì khiến bạn tin tưởng rằng khoản vay của bạn sẽ được ngân hàng giải quyết thỏa đáng, bao gồm cả những chính sách về việc miễn, giảm lãi hoặc ưu đãi, hỗ trợ khác khi bạn _ “con nợ” thật sự khó khăn?

Bạn đủ kiến thức, khả năng và kinh nghiệm để biết được ngân hàng đã làm đúng quyền, nghĩa vụ của mình chưa? Đã thực sự hỗ trợ khách hàng và hoàn toàn tuân thủ đúng quá trình xử lý nợ, phát mại tài sản bảo đảm của bạn?

Điều gì khiến bạn tin rằng, dự án, quyền tài sản, ngôi nhà, thửa đất, xe ô tô … của bạn giao cho ngân hàng và họ đã sử dụng, quản lý, bán đấu giá hoặc phát mại một cách đúng pháp luật và hoàn toàn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bạn?

Nếu bên vay, bên thế chấp không quan tâm đến khoản nợ, nghĩa vụ bảo đảm của mình thì liệu rằng khi nào mới hoàn thành nghĩa vụ này và nghĩa vụ còn lại nếu không thanh toán hết hoặc xử lý tài sản bảo đảm không đủ thì sẽ làm sao?

Ngoài khoản nợ, nghĩa vụ bảo đảm hiện có với ngân hàng thì quá trình xử lý nợ, thu giữ tài sản hoặc phát mại tài sản sẽ phát sinh thêm bao nhiêu nghĩa vụ, khoản tiền nào nữa mà bạn phải chịu?

Tóm lại, Lựa chọn phương án và cách thức giải quyết vấn đề tranh chấp pháp lý này như thế nào là quyền của khách hàng và chính hậu quả của việc lựa chọn này sẽ là đáp án cho câu trả lời: Ai bảo vệ bên vay, bên thế chấp?

Với sự phát triển kinh tế xã hội, thời gian gần đây vai trò của nhà tư vấn chuyên môn như Luật sư/Công ty luật ngày càng được khách hàng tin tưởng, nâng cao vị trí và vai trò xã hội nhưng tâm lý chung của bên vay, bên thế chấp vẫn còn dè chừng trong việc tìm kiếm và sử dụng dịch vụ luật sư.

Nhìn chung, phần lớn bên vay và bên thế chấp là tự bảo vệ mình hoặc nhờ người quen (ủy quyền) có một số ưu thế về trình độ, hiểu biết để làm việc và cùng giải quyết khoản nợ, nghĩa vụ bảo đảm với ngân hàng. Chưa tính đến khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân, thời gian gần đây tỷ lệ bên vay, bên thế chấp tìm đến với Công ty Luật TNHH HT Legal VN để được tư vấn tuy khá cao so với trước đây nhưng nhìn chung tỷ lệ khá khiêm tốn so với số lượng các vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, thế chấp đang xảy ra, chỉ tính riêng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên nghiệp và tiên phong trong lĩnh vực Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng, chúng tôi hướng đến sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề pháp lý của khách hàng, đại diện và cùng đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết khoản nợ, bảo vệ tài sản bảo đảm, quá trình thu giữ, quá trình khởi kiện, thi hành án nhằm đưa ra giải pháp pháp lý chuyên nghiệp và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Công ty Luật TNHH HT Legal VN. Vui lòng liên hệ Công ty Luật chuyên tư vấn tranh chấp Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục