THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐẢM BẢO CHO NGÂN HÀNG BẰNG PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CẦN QUAN TÂM GÌ?
(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)
Nhằm xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo là phương tiện vận tải, đồng thời tạo điều kiện cho cho người dân và các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện hoạt động vay và đi vay thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp. Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin đưa ra những giải đáp về các vấn đề cần quan tâm khi thế chấp tài sản bảo đảm cho ngân hàng bằng phương tiện vận tải.
Hỏi: Tôi là chủ sở hữu chiếc xe ô tô mang nhãn hiệu Toyota mua năm 2016, đến nay kinh tế gia đình trở lên khó khăn, tôi đã mang đi thế chấp chiếc xe ô tô đó cho ngân hàng A. Vậy trường hợp này của tôi cần quan tâm đến điều gì khi thế chấp cho ngân hàng bằng phương tiện vận tải.
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13;
- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2019 quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt;
- Nghị định 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm.
II. Nội dung
1. Thế chấp tài sản là gì?
Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản, theo đó:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."
2. Khi sử dụng phương tiện vận tải làm tài sản thế chấp, cần lưu ý điều gì?
a. Đăng ký thế chấp tài sản theo quy định pháp luật
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thế chấp phương tiện vận tài cần thực hiện thủ tục đăng ký với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà theo đó:
"1. Các trường hợp phải đăng ký gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này."
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP:
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).
Như vậy khi vay thế chấp ô tô tại ngân hàng bạn phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
b. Mang theo đầy đủ các giấy tờ khi tham gia giao thông
Căn cứ khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
“13. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt."
Theo đó, khi thế chấp xe ô tô tại ngân hàng để vay tiền, ngân hàng sẽ giữ giấy tờ gốc của xe để đảm bảo người vay tiền thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này người vay thế chấp vẫn có thể điều khiển xe ô tô đã thế chấp tại ngân hàng để tham gia giao thông tuy nhiên người điều khiển cần có đầy đủ các giấy tờ như bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe và bản gốc giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực.
Công ty Luật TNHH HT Legal VN là Công ty Luật chuyên bảo vệ bên vay, bên thế chấp Ngân hàng, có thế mạnh về lĩnh vực tư vấn này. Với năng lực, kinh nghiệm của Luật sư HT Legal VN, chúng tôi cung cấp các giải pháp pháp lý sau:
- Xem xét, đánh giá toàn bộ hồ sơ, tài liệu (từ hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp đến thông báo yêu cầu bàn giao tài sản…) từ đó phân tích điểm mạnh, yếu của khách hàng, đưa ra giải pháp phù hợp, tiết kiệm tối đa các chi phí có thể phát sinh cho khách hàng
- Xác định hướng giải quyết cho khách hàng dựa trên các quy định pháp luật có liên quan, những biện pháp, giải pháp mà khách hàng cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng
- Hướng dẫn và chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ hợp pháp có lợi cho khách hàng
- Cùng hoặc đại diện khách hàng làm việc với bên bên cho vay, Ngân hàng và các bên có liên quan để giải quyết công việc cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng thương lượng với bên vay/Ngân hàng trong trường hợp có sai sót từ phía Ngân hàng hoặc có sự hiểu không thống nhất của hai bên.
Với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh giải pháp pháp lý thì giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro của Luật sư HT Legal VN sẽ góp phần xử lý vấn đề hợp lý và hiệu quả nhất.
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040