BẤT CẬP CỦA VIỆC THU GIỮ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TPHCM)

06/10/2023 - 1413 lượt xem

Người ta đặt ra quá nhiều lý do để thiết lập luật hóa việc xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản bảo đảm như một Quyền tự nhiên để bảo vệ Ngân hàng nhưng có vẻ như vô tình không nhìn ra sự bất bình đẳng vốn có trong quan hệ giữa Ngân hàng và Bên vay, Bên bảo đảm?

Hiện tại, Quốc Hội Việt Nam đang xem xét dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, trong đó có một nội dung vô cùng quan trọng là Luật hóa một số quy định của Nghị Quyết 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm luật hóa một số quy định về xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản của Ngân hàng.

Mọi quan hệ pháp luật phải được pháp luật điều chỉnh nên việc ghi nhận bằng pháp luật quá trình xử lý nợ của Ngân hàng, cũng như hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm của họ như một quyền hợp pháp của Ngân hàng là điều nên làm và phù hợp thực tế nhưng dưới góc độ pháp luật thì phải quy định và điều chỉnh thế nào để vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng nhưng cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Bên vay, Bên bảo đảm nữa?

Đặc biệt là cơ chế kiểm soát, xử lý nguy cơ lạm quyền hoặc tiêu cực của Ngân hàng hoặc tổ chức/cá nhân có liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?

Người ta đặt ra quá nhiều lý do để thiết lập luật hóa việc xử lý nợ xấu, thu giữ tài sản bảo đảm như một Quyền tự nhiên để bảo vệ Ngân hàng nhưng có vẻ như vô tình không nhìn ra sự bất bình đẳng vốn có trong quan hệ giữa Ngân hàng và Bên vay, Bên bảo đảm?

1. Phương án xử lý nợ và tài sản bảo đảm của Ngân hàng?

Trường hợp bên vay, bên thế chấp vi phạm Hợp đồng đã ký kết thì việc xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp hữu hiệu nhất để các ngân hàng thu hồi được nợ và xử lý được vấn đề nợ xấu. Theo quy định pháp luật hiện nay thì ngân hàng có thể giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua nhiều phương án:

- Ngoài tố tụng:

Bên vay, bên bảo đảm tự huy động tiền để thực hiện việc trả nợ/bán tài sản để trả nợ hoặc ngân hàng tiến hành thuận với khách hàng nhằm thương lượng, thỏa thuận giải quyết dứt điểm khoản nợ. Đây là phương án tối ưu nhất vì hai bên đạt được sự đồng thuận, nhưng có một vấn đề với ngân hàng là họ không có quyền chủ động nắm giữ tài sản mà phụ thuộc vào thiện chí của bên vay, bên thế chấp và ngoài ra phụ thuộc vào yếu tố thị trường, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm vào thời điểm thỏa thuận thanh lý.

- Tố tụng và thi hành án:

Ngân hàng tiến hành khởi kiện và tham gia các giai đoạn thủ tục tố tụng tại Tòa án/Trọng Tài và sau đó yêu cầu thi hành án. Quá trình giải quyết sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật, chứng cứ và tiến độ giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương án này đối với ngân hàng thường bị động và mất nhiều thời gian, trong khi yêu cầu phải giải quyết nhanh khoản nợ xấu đang hiện hữu.

- Thu giữ và chủ động bán tài sản bảo đảm:

So với hai phương án trên thì phương án thu giữ và chủ động bán tài sản bảo đảm đối với ngân hàng là một giải pháp chủ động và hữu hiệu hơn cả. Ngân hàng vừa chủ động nắm và quản lý được tài sản bảo đảm vừa tiến hành chủ động bán đấu giá tài sản theo bước giá, mức giá được cho là công khai và đúng theo quy định pháp luật cho đến khi bán được. Để nắm và quản lý được tài sản bảo đảm thì quyền thu giữ tài sản trở thành một quyền hạn vô cùng quan trọng và hết sức quan trọng đối với quá trình thu hồi nợ, xử lý nợ của ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời đã mang đến nhiều chuyển biến khá tích cực trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng. Nhưng với Nghị Quyết này thì quyền thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng có phần bị giới hạn bởi phải thỏa mãn 05 điều kiện sau đây:

(i) Phát sinh đúng trường hợp xử lý tài sản bảo đảm;

(ii) Việc thu giữ phải được ghi nhận tại hợp đồng bảo đảm;

(iii) Giao dịch bảo đảm/biện pháp bảo đảm phải được đăng ký theo đúng quy định;

(iv) Tài sản bảo đảm đang trong trạng thái bình thường, không phát sinh tranh chấp hoặc đang bị kê biên ... như Nghị Quyết quy định;

(v) Tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin để các bên có liên quan biết được thời gian, địa điểm, lý do thu giữ tài bảo đảm... .

2. Bất cập về quyền thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm của Ngân hàng?

Quyền thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm của ngân hàng nếu nhìn ở một giác độ ngược lại có thể thấy nhiều bất cập, việc thực thi quyền này khá nhạy cảm và tồn tại không ít những bất cập, thậm chí xung đột và tranh cãi.

Về địa vị pháp lý, có thể thấy khi ngân hàng được quyền thu giữ và phát mại tài sản bảo đảm một cách chủ động thì pháp luật đã trao cho họ quyền tự quyết định và tự xử lý nợ theo luật định mà không phụ thuộc vào bên còn lại, hay nói rõ ràng hơn rằng, nhà làm luật trao cho ngân hàng quyền tự do trong việc lựa chọn phương án xử lý nợ và phương án thu giữ tài sản bảo đảm nhưng phải đúng quy định pháp luật.

Nhưng vấn đề là ngân hàng là một chủ thể kinh tế chứ họ không phải là Cơ quan nhà nước độc lập như Tòa án, Trọng tài hay Cơ quan thi hành án, bài toán nan giải là làm sao để họ thực thi công việc thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm một cách khách quan và công bằng. Khi chính họ cũng chỉ là một chủ thể kinh tế, có đầy đủ các yếu tố áp lực về kinh doanh lãi, lỗ và áp lực xử lý nợ xấu... quyền, lợi ích hợp pháp của hai bên trong vấn đề phát mại tài sản bảo đảm vốn là đối nghịch vậy làm sao ngân hàng đảm bảo công bằng?

Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức rằng, với những khoản vay, tài sản có giá trị lớn hoặc những lợi ích hiện hữu thì ranh giới giữa nhận thức tuân thủ luật pháp, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm hợp pháp và bất hợp pháp khá là mong manh. Nhiều vụ việc và tình huống tiêu cực đã xảy ra trên thực tế với nhiều hành vi mang tính chất cưỡng đoạt, đe dọa, thậm chí dùng vũ lực, uy hiếp, lừa dối và xâm phạm chỗ ở hợp pháp ... hiển hiện nguy cơ xâm phạm các quyền, lợi ích cơ bản của bên vay, bên thế chấp, vậy nên không phải ai cũng có cái nhìn tích cực về hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng.

3. Vai trò của Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp?

Trước hết phải khẳng định Luật sư ở đây là nói đến các Luật sư chuyên về bảo vệ bên vay, bên thế chấp hoặc xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, có thế mạnh đặc thù như Công ty Luật TNHH HT Legal VN. Với năng lực, kiến thức và trải nghiệm thực tế của Luật sư HT Legal VN, chúng tôi thực hiện:

- Xem xét, đánh giá toàn bộ hồ sơ, tài liệu và phân tích điểm mạnh yếu của khách hàng. Từ đó, đưa ra hướng đi phù hợp cho vấn đề pháp lý của khách hàng.

- Xác định hướng giải quyết và tư vấn cho khách hàng tất cả các quy định pháp luật liên quan, quyền của khách hàng theo luật định, những biện pháp, giải pháp sẽ thực hiện tuỳ từng vụ việc, từng tình huống.

- Vận dụng quy định pháp luật để hướng dẫn và chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ tài liệu có lợi.

- Ra thông báo, văn bản để mời Ngân hàng đến làm việc, đưa ra các tình huống, ý kiến để thương lượng và thoả thuận. Ngoài ra, đưa ra các đề xuất để biến sự bị động thành chủ động.

- Trực tiếp đại diện khách hàng làm việc với Ngân hàng và các bên có liên quan để chủ động khiếu nại, khởi kiện hoặc đề xuất theo hướng có lợi cho khách hàng.

- Đưa ra giải pháp hiệu quả và kịp thời nhằm ngăn chặn và đáp trả hành vi có hướng đe doạ trái pháp luật, gây áp lực hoặc tiến hành thu giữ, xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng.

- Đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng và các tổ chức/cá nhân có liên quan đến quá trình thu giữ, giao nhận tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm, định giá, đấu giá .... nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, tham gia tố tụng Trọng tài theo quy định pháp luật.

- Đại diện khách hàng giải quyết giai đoạn thi hành án và xử lý tất cả các tình huống phát sinh tại giai đoạn này.

Với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh giải pháp pháp lý thì giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro của HT Legal VN góp phần xử lý dứt điểm vấn đề vì suy cho cùng, ngân hàng muốn thu hồi tiền nợ, còn khách hàng thì muốn trả nợ và việc rao bán tài sản, chuyển nhượng tài sản hoặc huy động tiền là đích đến cuối cùng. Quan trọng là thoả thuận hoặc đấu tranh để tính toán thiệt hơn trong mối quan hệ tranh chấp này như thế nào thôi.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên nghiệp và tiên phong trong hoạt động bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng, chúng tôi hướng đến sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề pháp lý của khách hàng, đại diện và cùng đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết khoản nợ, bảo vệ tài sản bảo đảm, quá trình thu giữ, quá trình khởi kiện, thi hành án nhằm đưa ra giải pháp pháp lý chuyên nghiệp và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN