Nếu không may bạn bị nợ quá hạn vì mất khả năng thanh toán, vậy bao lâu thì bị Ngân hàng khởi kiện, có phải đi tù hay không?
Nỗi ám ảnh lớn nhất của người đi vay, bên thế chấp là bị đòi nợ, bị rao bán tài sản hoặc bị ngân hàng kiện đòi, tổn thất là có thật về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Vậy thực tế, khi phát sinh nợ quá hạn thì bao lâu bị khởi kiện, bị phát mại tài sản, liệu có bị đi tù hay không? hướng xử lý tốt nhất là gì?
Nợ quá hạn ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản, bị khởi kiện?
Về nguyên tắc, căn cứ quy định tại Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ và Hợp đồng thế chấp để xác định yếu tố vi phạm của người vay, khi không thanh toán nợ gốc và lãi đầy đủ hoặc đúng thời hạn thì khoản nợ sẽ bị xác định là nợ xấu và buộc Ngân hàng phải kích hoạt quy trình xử lý nợ.
Tùy thuộc vào quy định của mỗi Ngân hàng mà thời gian xử lý nợ sẽ khác nhau, cũng cần phải tính đến sự hợp tác của người vay trong quá trình vay vốn và xử lý nợ. Thực tế thời gian Ngân hàng thường bắt đầu khởi kiện là khi bạn quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc từ nhóm 3 trở lên tùy thuộc thực tế áp lực xử lý nợ từng Ngân hàng hoặc quy định nội bộ của họ.
Những trường hợp khách hàng bất hợp tác với phía Ngân hàng, thường xuyên chay ỳ, sử dụng vốn không đúng mục đích, mất liên lạc, thường xuyên thay đổi nơi cư trú hoặc không hợp tác để Ngân hàng kiểm tra tài sản thế chấp thì xác suất bị khởi kiện dường như là chắc chắn.
Đối với khách hàng vay có dư nợ lớn, vay nhiều khoản nợ hoặc có khoản vay tại nhiều Ngân hàng, khi phát sinh hiện tượng chậm trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn thì hành vi này thường sẽ bị Ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ, cả biện pháp khởi kiện.
Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng Ngân hàng không hề mong muốn phải kích hoạt các biện pháp xử lý nợ trừ khi họ buộc phải làm vậy, thực tế theo quy định của pháp luật và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng kỳ vọng khách hàng trả nợ đúng hạn hoặc kịp thời phục hồi khả năng trả nợ, họ cũng tích cực hỗ trợ khách hàng bị mất khả năng thanh toán tạm thời như cơ cấu nợ, gia hạn thời hạn thanh toán nợ, điều chỉnh kỳ hạn thanh toán, cho đổi tài sản thế chấp … nên người vay cần phải trang bị kiến thức, kinh nghiệm để có hướng xử lý ổn thỏa và đúng luật tránh gây thiệt hại cho cả đôi bên, chẳng ai muốn phải kiện tụng phiền hà, phức tạp.
Ngoài ra, không ít trường hợp cán bộ xử lý nợ khởi kiện hoặc yêu cầu phát mại tài sản trái pháp luật hoặc chưa phát sinh quyền khởi kiện của Ngân hàng mà đã vội thực hiện, đứng trước những hành vi đó người vay vốn phải có hiểu biết và cần bình tĩnh để đối phó, ngoài ra tốt nhất là cần các chuyên gia am hiểu, Công ty chuyên nghiệp như Công ty Luật HT Legal VN tư vấn và đại diện giải quyết việc xử lý nợ với bên Ngân hàng.
Nợ ngân hàng với số tiền bao nhiêu sẽ bị khởi kiện?
Không có quy định số tiền bao nhiêu sẽ bị khởi kiện hoặc không bị khởi kiện? khi đã nộp đơn khởi kiện thì đã phát sinh một vụ án dân sự, tính chất, thời gian và chi phí là như sau bất kể số tiền nợ là bao nhiêu?
Tuy nhiên, Ngân hàng thường sẽ xem xét tới tính chất nghiêm trọng trong pháp lý, giá trị tài sản thế chấp, giá trị khoản nợ và cả tính chất phức tạp của vụ việc đến khởi kiện sớm hay muộn. Tất nhiên, khoản nợ có dư nợ lớn, tài sản thế chấp lớn thì sẽ ưu tiên áp dụng biện pháp khởi kiện sớm nếu khách hàng bất hợp tác, còn những khoản vay nhỏ thì hạn chế, sẽ ưu tiên việc đàm phán, đôn đốc và thương lượng.
Những hợp đồng vay có dư nợ quá lớn từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu bị phá sản hoặc bất hợp tác, cố ý chay ỳ và không có ý định trả thì bắt buộc Ngân hàng phải sử dụng đến biện pháp khởi kiện, thu giữ tài sản và người vay còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự nếu như có dấu hiệu rõ ràng.
Nếu bị nợ quá hạn ngân hàng không trả được, người vay có phải đi tù?
Như đã phân tích nguy cơ phát sinh việc phải chịu trách nhiệm hình sự là có. Tuy nhiên để tránh phát sinh yếu tố hình sự, bạn cần biết những vấn đề sau:
- Ngân hàng gửi thông báo nhắc nợ, thư mời làm việc hoặc cử cán bộ xử lý nợ xuống trực tiếp tại địa chỉ cư trú của bạn để làm việc thì bạn phải hợp tác, cố gắng huy động mọi nguồn lực để hợp tác trả nợ dần hoặc phải chủ động thanh lý tài sản nhằm tránh kiện tụng pháp lý.
- Trường hợp phía Ngân hàng đã tiến hành khởi kiện, tòa án đã nhận đơn kiện và gửi thông báo tới bạn. Lúc này, bạn cần bình tình hợp tác tuân thủ quá trình giải quyết tại Tòa án và không nghừng việc huy động tiền để trả nợ, khi đã thanh toán hết nợ quá hạn thì ngân hàng sẽ rút lại đơn và vụ án bị đình chỉ.
- Cả hai trường hợp trên sẽ đồng nghĩa với việc đây là tranh chấp dân sự, bạn đã hợp tác trả nợ, việc không thanh toán nợ được là khách quan nên bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Lưu ý: Theo quy định khoản 1, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…
Vậy, những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vay vốn, thế chấp tài sản ngân hàng, có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trốn nợ… sẽ bị cấu thành tội phạm, chịu trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, ở chiều ngược lại những cán bộ Ngân hàng làm trái pháp luật và tư lợi thì có dấu hiệu hình sự tại: Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài …
Phương án giải quyết nếu bị khởi kiện do phát sinh nợ quá hạn và làm sao để trả nợ cho Ngân hàng mà không bị phát mại tài sản?
Nguyên tắc đầu tiên, mọi vấn đề đều có thể giải quyết nếu thực sự bạn thiện chí và hợp tác. Trong mọi trường hợp, người vay phải sát cánh cùng phía ngân hàng, tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực, từ bỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ.
Luôn có mặt theo thư mời làm việc của Ngân hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phía Ngân hàng kiểm tra tài sản và thực hiện các biện pháp xử lý nợ trừ khi họ làm sai hoặc nhận thấy điều đó rõ ràng gây thiệt hại cho người vay.
Tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền vì như vậy ngoài việc bạn đã hợp tác tuân thủ đúng luật, bạn còn có thể được hưởng những chính sách miễn, giảm lãi, miễn án phí và nhiều chi phí khác theo quy định pháp luật.
Tất nhiên, song song với những cách thức hợp tác như trên, người vay cần chủ động thanh lý tài sản hoặc huy động nguồn tiền để thanh toán nợ cho Ngân hàng, khi đã có đủ tiền để tất nợ, người vay cần liên hệ ngân hàng qua cán bộ tín dụng, cán bộ xử lý nợ hoặc người có thẩm quyền khác của Ngân hàng để tiến hành làm thủ tục tất toán hợp đồng vay, cần xem xét kỷ việc tính toán lãi, cách thức trả nợ và phải ký biên bản thanh lý hợp đồng và nhận lại tài sản thế chấp.
Ngay cả khi phát sinh khởi kiện, phát sinh việc thi hành án thì người vay cũng phải có kiến thức, kinh nghiệm, am hiểu thực tế và cần được tư vấn hoặc có Luật sư đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Rất nhiều vấn đề đặt ra cho quyền, lợi ích hợp pháp của bạn đó là:
Bạn cần làm gì khi Ngân hàng đòi bàn giao tài sản?
Nếu Ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản thế chấp thì phải làm sao?
Nếu giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng thì phải thực hiện thế nào? cần ràng buộc điều khoản, quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?
Nếu bán đấu giá thì giá bán, bước giá và làm sao để bán đúng giá mình mong muốn hoặc ít nhất không bị bán phá giá?
Cần làm gì, khai gì hoặc phải làm sao khi Tòa án triệu tập làm việc vì việc bạn nợ Ngân hàng?
Bên vay, bên thế chấp nếu là độc lập thì phải hợp tác với nhau thế nào?
Bên vay, bên thế chấp tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài như thế nào?
Cần làm gì tại giai đoạn thi hành án để bảo đảm quyền lợi?
Ngoài ra, còn rất nhiều câu hỏi pháp lý khác mà chúng ta cần đặc biệt cân nhắc, đôi khi chỉ là một nghi vấn đơn giản là điều gì khiến bạn tin rằng họ (Ngân hàng, Cơ quan nhà nước) sẽ làm đúng và bảo đảm cho tài sản, nợ, tiền của bạn đúng theo luật định?
Công ty Luật HT Legal VN là chuyên gia trong các vụ việc kiện tụng với Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác tại Tòa án, giải quyết thi hành án tại Cơ quan thi hành án từ quá trình tố tụng, thi hành án cho đến giai đoạn phát mại tài sản và giai đoạn hậu phát mại, bao gồm cả kinh nghiệm về nghiệp vụ xử lý nợ, đáo hạn, giải chấp ngân hàng, bán đấu giá tài sản … hỗ trợ triệt để cho tất cả các vấn đề pháp lý của Quý khách hàng nhằm thoát khỏi cảnh nợ nần, kiện tụng và thi hành án.
Hy vọng Quý khách hàng nhận được những nội dung tư vấn cần thiết cho vấn đề tranh chấp pháp lý của mình, cũng như đã xác định được hướng giải quyết đúng đắn và đừng đến Luật sư khi đã quá muộn.
Liên hệ Công ty Luật TNHH HT Legal VN, Luật sư chuyên về Ngân hàng và xử lý nợ: 0961614040 – 0945174040
Bài viết thể hiện quan riêng của HT Legal VN