CÓ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỐI ĐA TRONG HỢP ĐỒNG (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

20/07/2023 - 1386 lượt xem

Trên thực tiễn, việc xác định mức bồi thường thiệt hại tối đa đã được áp dụng trong nhiều hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này của các bên có phù hợp với quy định pháp luật hay không?

Trên thực tiễn, việc xác định mức bồi thường thiệt hại tối đa đã được áp dụng trong nhiều hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, liệu thỏa thuận này của các bên có phù hợp với quy định pháp luật hay không?  

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Dân sự năm 2015

- Luật Thương mại năm 2005

II. Nội dung:

1. Bồi thường thiệt hại ước tính đang được quy định như thế nào trong hợp đồng?

Theo Điều 303, khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại năm 2005, nếu thỏa mãn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm mặc nhiên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dù các bên có thỏa thuận bồi thường thiệt hại hay không.

Theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005, giá trị bồi thường thiệt hại là: (i) giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp phải gánh chịu; (ii) khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Thông thường, điều khoản về bồi thường thiệt hại được xây dựng dựa trên cơ sở này.

Tuy nhiên, cách thức xây dựng điều khoản bồi thường thiệt hại nêu trên sẽ dẫn đến vấn đề bên bị thiệt hại phải chứng minh và xác định giá trị thiệt hại. Điều này có thể khiến tình trạng tranh chấp bị kéo dài trong khi thiệt hại cần được bù đắp nhanh chóng, tránh kéo dài thời gian để gia tăng giá trị.

Do đó, dẫn đến thực tiễn, các bên trong hợp đồng thiệt hại quy định một số tiền bồi thường thiệt hại cụ thể, xác định trong tất cả các trường hợp hoặc một số trường hợp nhất định, bất kể giá trị bồi thường thiệt hại thực tế là bao nhiêu.

Ví dụ: “Trong trường hợp một Bên vi phạm quy định hợp đồng này dẫn đến gây thiệt hại cho Bên còn lại, Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho Bên bị vi phạm một giá trị bồi thường thiệt hại là 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng).”

2. Quy định pháp luật có công nhận thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại tối đa?

Hiện, quy định pháp luật về việc công nhận thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại tối đa là như sau:

- Giá trị bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 là: (i) giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp phải gánh chịu; (ii) khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Điều này được hiểu là giá trị bồi thường thiệt hại phải theo giá trị thiệt hại thực tế. Hơn nữa, quy định pháp luật thương mại không quy định cho phép thỏa thuận giá trị bồi thường thiệt hại.

Cho nên, theo một cách nhìn hẹp, có thể hiểu thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại tối đa không phù hợp với quy định pháp luật thương mại.

- Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, pháp luật dân sự tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên kể cả trong giá trị bồi thường thiệt hại.

Trên cơ sở pháp lý, Luật Thương mại năm 2005 được xem là luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh vực thương mại. Giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, Luật Thương mại 2005 nên là luật áp dụng để xác định thiệt hại phát sinh do vi phạm hợp đồng.

Trên cơ sở giải quyết tranh chấp thực tiễn tại Tòa án, hiệu lực của thỏa thuận này cũng chưa được công nhận một cách rõ ràng và chưa được giải thích chính thức bởi bất kỳ văn bản pháp luật hay hướng dẫn nào của Tòa án nhân dân tối cao. Lý do là vì dựa trên cơ sở pháp lý vừa nêu, đồng thời, bản chất của giá trị bồi thường thiệt hại ước tính không phù hợp với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể:

- Thiệt hại ước tính có thể không phản ánh thiệt hại thực tế và trực tiếp. Thiệt hại ước tính có thể cao hơn hoặc thấp hơn thiệt hại thực tế và trực tiếp; và

- Do không dựa trên thiệt hại thực tế và trực tiếp nên thiệt hại ước tính không cần có quan hệ nhân quả với vi phạm hợp đồng. Bên bị thiệt hại có thể đòi thiệt hại ước tính theo quy định của hợp đồng mà không cần chứng minh quan hệ nhân quả.

Theo một góc nhìn rộng, bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên. Việc hạn chế quyền thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại tối đa vô hình chung làm hạn chế quyền tự do, tự nguyện thoả thuận theo Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 và khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015.

Việc áp dụng thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại tối đa có thể gây rủi ro cho thoả thuận thương mại của các bên trong trường hợp phát sinh tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trước khi có quyết định giải quyết tranh chấp liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều khoản này vẫn có giá trị ràng buộc các bên. Trong trường hợp các bên thiện chí, thiệt hại sẽ được bồi thường và bù đắp một cách nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com     Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Như Quỳnh
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục