DỊCH VỤ THẨM MỸ: NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ CẦN KIỂM TRA TRƯỚC KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

16/06/2023 - 836 lượt xem

Thẩm mỹ là nhu cầu ưa thích của hội chị em phụ nữ. Dịch vụ thẩm mỹ hiện nay rất đa dạng, từ đơn giản là chăm sóc cơ thể (xăm môi/ lông mày, phun/ thêu môi) cho đến thực hiện các cuộc phẫu thuật để chỉnh sửa chi tiết trên cơ thể. Lợi dụng nhu cầu này, đã có rất nhiều phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ giả mạo mọc lên, không có chuyên môn và không tuân thủ các điều kiện pháp lý dẫn đến nhiều vụ việc thương tâm

Thẩm mỹ là nhu cầu ưa thích của hội chị em phụ nữ. Dịch vụ thẩm mỹ hiện nay rất đa dạng, từ đơn giản là chăm sóc cơ thể (xăm môi/ lông mày, phun/ thêu môi) cho đến thực hiện các cuộc phẫu thuật để chỉnh sửa chi tiết trên cơ thể. Lợi dụng nhu cầu này, đã có rất nhiều phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ giả mạo mọc lên, không có chuyên môn và không tuân thủ các điều kiện pháp lý dẫn đến nhiều vụ việc thương tâm.

Do đó, thông qua bài viết này, HT Legal VN mong muốn truyền tải thông tin pháp lý để quý khách hàng có thể tự kiểm tra phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ đã được cơ quan nhà nước cho phép hoạt động chuyên môn thẩm mỹ hay chưa.

I. Cơ sở pháp lý:

- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được sửa đổi bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP (Sau đây gọi tắt là “Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018”).

II. Nội dung:

1. Cơ sở thẩm mỹ đang được quy định như thế nào?

Liên quan đến dịch vụ thẩm mỹ, pháp luật quy định có hai dạng cơ sở thực hiện dịch vụ này, là: (i) Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ; (ii) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ theo điểm k khoản 1, điểm đ khoản 7 điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Hai cơ sở này khác nhau về phạm vi dịch vụ có thể thực hiện, do đó, điều kiện pháp lý mà nhà nước cho phép họ hoạt động cũng khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chí Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
Dịch vụ Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm (theo khoản 5 điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018) Các dịch vụ thẩm mỹ xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
Ví dụ: Nâng mũi, gọt hàm, hút mỡ Ví dụ: Xăm môi, xăm mình (thợ chỉ được dùng thuốc ủ tê, không được tiêm thuốc tê), phun/ thêu chân mày
Giấy phép hoạt động Bộ trưởng Bộ y tế/ Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ nếu đáp ứng các điều kiện pháp lý (theo điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động, chỉ có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày (theo khoản 5 điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Như vậy, Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ có dịch vụ đa dạng hơn và điều kiện pháp lý yêu cầu cao hơn so với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.

2. Cần kiểm tra điều kiện pháp lý nào trước khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ?

Điều kiện pháp lý sẽ phụ thuộc vào Quý khách hàng sử dụng dịch vụ thẩm mỹ nào. Như đã trình bày ở trên, với những dịch vụ thẩm mỹ xâm nhập vào cơ thể (phẫu thuật, thủ thuật) phải tiêm thuốc gây tê, Quý khách hàng lựa chọn Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ/ bệnh viện có chuyên khoa này. Nếu không, Quý khách hàng hãy lựa chọn Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là thuật ngữ pháp lý. Trên thực tế, cơ sở có thể tự gọi bằng những cái tên khác nhau. Ví dụ: Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ có thể tự gọi là bệnh viện/ viện thẩm mỹ. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ tự gọi là tiệm xăm, phun, thêu.

Những điều kiện pháp lý Quý khách hàng có thể kiểm tra:

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
Yêu cầu cung cấp giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ y tế/ Sở Y tế cấp (theo điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP) Yêu cầu cung cấp văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ đã nộp cho Sở Y Tế (theo khoản 5 điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh người chịu trách nhiệm chuyên môn thẩm mỹ:

- Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ

- Có thời gian hành nghề ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng.

- Có văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám

- Trực tiếp và đang hành nghề tại phòng khám.

(theo điểm a khoản 3 điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018)

Yêu cầu cung cấp giấy tờ của người trực tiếp thực hiện dịch vụ, bao gồm: Giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp

(theo điểm d khoản 3 điều 33 Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2018)

3. Tại sao phải lựa chọn cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn pháp lý?

Một cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn pháp lý không đảm bảo bác sỹ có chuyên môn cao, tay nghề đẹp và cũng không đảm bảo phí dịch vụ thẩm mỹ sẽ hợp lý với túi tiền của nhiều người. Tuy nhiên, đạt chuẩn pháp lý là yêu cầu cơ bản đối với một cơ sở thẩm mỹ để cơ sở có thể tự hoạt động, đảm bảo an toàn y tế và sức khỏe của mọi người.

Khi một cơ sở không đảm bảo về điều kiện pháp lý, đây là cơ sở hoạt động chui/ hoạt động giả danh, không ổn định và chuyên môn thấp. Vấn đề này sẽ kéo theo một số hệ lụy:

- Điều kiện y tế, nhân sự làm việc không đảm bảo, tỷ lệ rủi ro cao.

- Khi sự cố xảy ra, rất khó để truy tìm người chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp cơ sở đảm bảo điều kiện pháp lý, có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin pháp nhân và yêu cầu bệnh viện/ viện thẩm mỹ bồi thường theo tài sản hiện có của nơi này. Nếu không, chỉ có thể tìm cá nhân thực hiện dịch vụ giải quyết quyền lợi nhưng điều này là rất khó vì cơ sở có thể đổi địa điểm trụ sở liên tục.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]        Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Như Quỳnh
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục