Đến hạn trả nợ cho ngân hàng nhưng không có khả năng trả?

01/05/2021 - 4050 lượt xem

Trong cuộc sống hàng ngày, vay vốn ngân hàng là một việc hết sức bình thường, đặc biệt khi bạn cần vốn làm ăn, mua nhà trả góp, mua xe ô tô hay cho một công việc quan trọng nào đó. Đôi khi những thứ rất đỗi bình thường đó lại gây ra cho bạn nhiều hoang mang, phân vân và lo lắng, lý do là bạn không trang bị cho mình những hiểu biết, kỷ năng cơ bản.

Chí ít khi đi vay bạn cũng phải hiểu rõ nghĩa vụ của bên vay được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên vay như sau:

"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Như vậy, khi đến hạn trả nợ ngân hàng được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng đã ký kết thì bạn phải trả tài sản vay (tiền) cho ngân hàng, bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi. Phạm vi đề cập đến thời hạn trả nợ ở đây bao gồm: Trường hợp trả nợ gốc và lãi hàng tháng (chưa đến hạn tất toán hợp đồng tín dụng) và trường hợp đến hạn tất toán hợp đồng tín dụng.

Tương ứng với từng trường hợp để bạn có thể xin cơ cấu thời hạn trả nợ (hàng tháng, hàng quý) theo quy định pháp luật hoặc có thể thỏa thuận lại thời gian tất toán nợ theo quy định, nếu ngân hàng đồng ý thì bạn và ngân hàng sẽ ký sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng hoặc ký phụ lục hợp đồng tín dụng theo quy định từng ngân hàng.

Trường hợp không thỏa thuận được với ngân hàng về kéo thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thời hạn tất toán nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý nợ, bao gồm cả xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng thế chấp đã ký kết. Trường hợp vay không có tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ kiện ra tòa, lúc đó bạn sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế để thi hành án như: Kê biên tài sản, khấu trừ vào tiền lương tiền công....

Từng biện pháp, từng giai đoạn phát mại tài sản, xử lý khoản vay đều có quy định đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết, kỷ năng và kiến thức pháp lý chuyên môn để xử lý phù hợp, nhằm đàm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Công ty Luật HT Legal VN là chuyên gia bảo vệ bên vay và bên thế chấp trong tất cả các giai đoạn từ: thương lượng, đàm phán, khởi kiện, thi hành án và hậu thi hành án.

Gọi ngay : 09 6161 4040 – 09 7117 4040

Website : www.htlegalvn.com

HT Legal VN