ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

21/08/2021 - 3109 lượt xem

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

A. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Một số điểm mới tại Luật doanh nghiệp năm 2020 có liên quan và ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được Công ty Luật TNHH HT LEGAL VN liệt kê sau đây:

a) Về quyền phát hành cổ phần, phát hành trái phiếu (Điều 46)

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đây là một quy định sửa đổi nhằm phù họp với thực tiễn và giải quyếtw các vướng mắc đang tồn tại.

Luật doanh nghiệp năm 2014 (khoản 3 Điều 47) quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần” Quy định này hiện nay đang tạo ra vướng mắc là: khi chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên thành công ty cổ phần thì không thể chuyển đổi được, do pháp luật không cho phép công ty được phát hành cổ phần.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung thêm quy định về quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Được phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu phải phù hợp với quy định của luật này và của pháp luật khác có liên quan.

b) Về việc góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần góp vốn (Điều 47)

- Luật Doanh nghiệp năm 2020 bổ sung quy định: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thởi gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Việc bổ sung quy định mới này là để đảm bảo tính khả thi của hoạt động góp vốn trên thực tế.

Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người thành lập doanh nghiệp không thể hoàn tất việc gớp vốn bằng tài sản là máy móc, thiết bị...trong thời hạn 90 ngày như quy định của Luật doanh nghiệp. Bởi vì, việc vận chuyển, nhập khẩu máy móc, thiết bị là tài sản góp vốn có thể mất nhiều thời gian, như: Thời gian vận chuyển sang Việt Nam, thời gian làm các thủ tục hành chính nhập khẩu cần thiết...Nhiều trường hợp, thời gian này kéo dài hơn nhiều so với thời hạn phải hoản thành việc góp vốn trong 90 ngày theo yêu cầu của Doanh nghiệp.

Nhận thấy: Thời hạn góp vốn sẽ không bao gồm thời gian nhập khẩu, vận chuyển, thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp góp vốn bằng tài sản và tài sản cần khoảng thời gian nhất định để có thể chuyển giao được từ thành viên góp vốn sang doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong thời hạn trên, thành viên góp vốn vào doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn đã cam kết;

Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung quy định cụ thể về thời điểm mà thành viên góp vốn chính thức trở thành thành viên của công ty. Cụ thể là: Từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và được ghi nhận đầy đủ thông tin vào sổ đăng ký thành viên.

Lưu ý:

Kể từ thời điểm góp đủ phần vốn góp đã cam kết doanh nghiệp có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên và lập sổ đăng ký thành viên để cập nhật ngay đầy đủ các thông tin liên quan đến thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật tại Điều 48.

- Trong trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp.

Nên biết:

Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên góp vốn: 30 ngày kể từ ngày cuối cùng (đáng lẽ) phải góp đủ phần vốn góp;

Trách nhiệm của thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phát sinh trong thời gian trước ngày doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

c) Về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 53)

Trong một số trường hợp đặc biệt, khi xuất hiện những sự kiện pháp lý nhất định làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của thành viên góp vốn, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm điều chỉnh việc xử lý phần vốn góp trong các trường hợp đặc thù:

Khi thành viên góp vốn bị Toà án tuyên bố mất tích: Quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó.

Cá nhân bị tuyên bố mất tích “tạm dừng” tư cách chủ thể kể từ thời điểm quyết định tuyên bố cá nhân mất tích có hiệu lực pháp luật. Nói cách khác, cá nhân bị tuyên bố mất tích cũng tạm dừng tư cách là thành viên góp vốn của công ty. Tuy nhiên, do chưa chấm dứt tư cách của mình, nên quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn tạm thời được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó (theo quy định của pháp luật dân sự)

Cần lưu ý: Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Người quản lý tài sản của thành viên góp vốn là cá nhân bị tuyên bố mất tích là thành viên của công ty. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý về tư cách thành viên của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể: Thành viên của công ty vẫn là thành viên bị tuyên bố mất tích; người quản lý tài sản chỉ có vai trò thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho thành viên này.

Khi thành viên góp vốn bị hạn chế năng lực hành vị dân sự; mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thực và làm chủ hành vi: Quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.

- Khi thành viên góp vốn là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc: thành viên đó phải uỷ quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.

- Khi thành viên góp vốn là cá nhân bị Toà án cấm hành nghề, làm công việc nhất định: cá nhân đó không được hành nghề, làm công việc đó tại công ty.

- Khi thành viên góp vốn là pháp nhân thương mại bị Toà án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty: Công ty phải tạm ngưng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Toà án.

 

d) về cơ cấu tổ chức quản lý công ty (Điều 54)

 

Điều 54 Luật doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi Điều 55 Luật doanh nghiệp năm 2014 về cơ cấu tổ chức quản lý công ty. Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần lưu ý một số nội dung về cơ cấu tổ chức quản lý như sau:

- Công ty có Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo (khoản 1, Điều 88) và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo (khoản 1, Điều 88) thì phải thành lập Ban kiểm soát. Các trường hợp khác, công ty tự quyết định việc có thành lập Ban kiểm soát hoặc không.

- Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh:

(i) Chủ tịch hội đồng thành viên; hoặc (ii) Giám đốc; (iii) Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

e) Về chủ tịch hội đồng thành viên (Điều 56)

Luật doanh nghiệp năm 2020 về cơ bản kế thừa các quy định về chủ tịch hội đồng thành viên của luật doanh nghiệp năm 2014, đồng thời, bổ sung quy định về việc bầu tạm thời Chủ tịch hội đồng thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp khi Chủ tịch Hội đồng thành viên đang đương nhiệm vắng mặt. Cụ thể, các trường hợp mà một trong số các thành viên Hội đồng thành viên có quyền triệu tập họp các thành viên còn lại để bầu một trong số các thành viên tạm thời làm chủ tịch Hội đồng thành viên bao gồm:

- Không có thành viên được quyền uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên khi người này vằng mặt;

- Chủ tịch hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chápa hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;

- Chủ tịch hội đồng thành viên bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Việc sửa đổi từ quy định “tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên” thành “tạm thời làm chủ tịch Hội đồng thành viên” giúp cho cá nhân đảm nhiệm chức vụ này được “chính danh” trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định cho Chủ tich hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ của công ty. Đây là một sự sửa đổi hợp lý nhằm minh bạch địa vị pháp lý của thành viên công ty được bầu tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên-tạo điều kiện cho các hoạt động của công ty được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

f) về hiệu lực của nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên (Điều 62)

Về nội dung này, Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung quy định mới về hiệu lực của nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên mà công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần lưu ý. Cụ thể:

- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ: Có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày được nghi tại nghị quyết, quyết định đó ( ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định).

- Trong trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu toà án hoặc trọng tài huỷ bỏ nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên: nghị quyết, quyết định này vẫn có hiệu lực đến thời điểm có quyết định huỷ bỏ của Toà án hoặc Trọng tài có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

g) Về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, tổng gíam đốc (Điều 64)

Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm giám đốc, Tổng giám đốc. Theo đó, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:

(i) Không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp (khoản 2, Điều 17)

(ii) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty;

(iii) Điều kiện khác do điều lệ công ty quy định (nếu có).

Ngoài ra, khoản 3 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các yêu cầu riêng đối với chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước. cụ thể như sau: Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 88 của luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia định của người quản lý công ty, kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Theo tôi, các doanh nghiệp cần ra soát lại quy định về “ người có quan hệ gia định” (khoản 22, điều 4) để xác định phạm vị những người được coi là có quan hệ gia đình với nhau.

Cần xác định về hình thức tổ chức của loại hình doanh nghiệp nhà nước (Khoản 3, Điều 88) để xác định phạm vi các yêu cầu, tiêu chuẩn mà giám đốc hoặc tổng giám đốc phải đáp ứng.

h. Về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (Điều 65)

Công ty nên lưu ý một số nội dụng như sau:

- Việc thành lập Ban kiểm soát là bắt buộc đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 88 và là công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật này.

- Các trường hợp còn lại, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tự quyết định việc có thành lập ban kiểm soát hay không, và quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.

Lưu ý:

- Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm ký Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.

- Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 65 Luật doanh nghiệp năm 2020.

J. Về hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận (Điều 67)

Luật doanh nghiệp năm 2020 kế thừa các quy định về việc chấp thuận của Hội đồng thành viên đối với những giao dịch, hợp đồng do cá nhân, tổ chức nhân danh công ty ký kết với người thứ ba. Theo đó, điểm mới cần chú ý ở đây liên quan đến tỷ lệ tán thành cảu thành viên dự họp. Cụ thể: Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên,kiểm soát viên về các vấn đề liên quan đến việc ký kết hợp đồng, giao dịch; đồng thời các thành viên dự họp sẽ quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận hợp đồng, giao dịch này. Việc ký kết hợp đồng, giao dịch được coi là được chấp thuận khi:

- Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành; hoặc

- Được các thành viên dự họp sở hữu 75% tổng số vốn góp của tất cả các thành viên dự họp trở lên tán thành đối với hợp đồng, giao dịch bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ / giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.

Lưu ý:

- Tỷ lệ trên có thể thay đổi nếu Điều lệ công ty có quy định khác;

- Hội đồng thành viên phải quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận dược thông báo về việc ký kết hợp đồng, giao dịch;

- Thành viên Hội đồng thành viên có liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.

B. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Một số điểm mới tại Luật doanh nghiệp năm 2020 về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có sự tương đồng nhất định với các nội dung có tính chất tương ứng lên quan đến công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty Luật HT Legal Vn chỉ tiến hành liệt kê một số điểm mới mang tính chất nổi bật và có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thực tiễn, bao gồm:

a) về quyền phát hành cổ phần, phát hành trái phiếu (Điều 74)

Tương tự với quy định về quyền phát hành cổ phần và phát hành trái phiếu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về nội dung này đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền phát hành cổ phần trương trường hợp chuyển đổi thành viên công ty cổ phần;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu (Điều 79)

Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo hai hướng.

(i) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc tổng giám đốc; hoặc (ii) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc. So với quy định tại Điều 78 Luật doanh nghiệp năm 2014, luật doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi nội dung này ở chỗ: Bỏ “Kiểm soát viên” trong mô hình tổ chức hoạt động của công ty. Nói cách khác, không yêu cầu phải có kiểm soát viên trong mô hình hoạt động của tất cả các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Lưu ý: Đối với công ty có chủ sở hữu là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 thì phải thành lập Ban kiểm soát. Các trường hợp khác do công ty tự quyết định.

Cần nhớ:

Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức sanh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tich công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

c. Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhận là chủ sỏ hữu (Điều 85)

Luật Doanh nghiệp năm 2020 kế thừa quy định liên quan đến nội dung này của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đặc biệt, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ về chủ sở hữu của công ty như sau: “Chủ sở hữu công ty là chủ tịch công ty và có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc tổng giám đốc”. Đây là nội dung mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hết sức lưu ý-Tránh tình trạngquy định không cụ thể hoặc không chính xác trong Điều lệ công ty về mô hình tổ chức hoạt động của công ty- dẫn đến những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình hoạt động.

Công ty Luật HT Legal VN là chuyên gia trong lĩnh vực "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp"

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp" xin hãy liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0922224040 - 0961614040

Website : www.htlegalvn.com

HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục