ĐIỂM MỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

21/08/2021 - 2695 lượt xem

ĐIỂM MỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

 

Các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 tại phần này có khá nhiều sự sửa đổi và bổ sung so với luật Doanh nghiệp 2014. Đặc biệt bên cạnh việc làm rõ hơn các nội dung về tổ chức lại doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần lưu ý đến sự thay đổi tích cực về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan đăng ký kinh doanh. Với việc một số thủ tục hành chính đã được rút ngắn thời gian, qua đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm tải được khá nhiều thời gian trong quá trình cơ cấu lại công ty. Một số điểm mới nổi bật được Công ty Luật HT Legal Vn lựa chọn trình bày sau đây:

 

Thứ nhất: Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

 

- Rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp: Từ “05 ngày làm việc” xuống còn “03 ngày làm việc”

 

- Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngưng kinh doanh, cụ thể: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngưng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngưng kinh doanh được rút ngắn từ 15 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.

 

Thứ hai: Về chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân

 

Luật doanh nghiệp năm 2020 lần đầu tiên ghi nhận cho phép Doanh nghiệp tư nhân ngoài được quyền chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn thì còn được chuyển đổi thành công ty cổ phần và công ty hợp danh (Điều 205). Có thể thấy đây là quy định phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp, việc đa dạng hoá loại hình chuyển đổi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân có thêm sự chọn lựa phù hợp với chính doanh nghiệp của mình.

 

Theo quy định tại Điều 199 Luật daonh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn; không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Do đó, doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì phải thực hiện một thủ tục hành chính trung gian- tức là chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn và sau đó từ công ty trách nhiệm hữu hạn mới chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thủ tục này hoàn toàn không có ý nghĩa nhung tốn kém thời gian, chi phí và thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Thứ 3: Về tạm ngưng, đình chỉ hoạt động, chất dứt kinh doanh (Điều 206)

 

Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung thêm trường hợp: “Tạm ngưng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; và đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Toà án. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về quy định này, bởi đây là các quy định bổ sung có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

 

Thứ tư: Về trình tự, thủ tục, hồ sơ giải thể doanh nghiệp (Điều 208, Điều 210)

 

Luật doanh nghiệp năm 2020 bãi bỏ nội dung về thời hạn thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể không bị giới hạn (trước đây là “không vượt quá 6 tháng”)

 

Đây được xem là một quy định có ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp khi thực hiện giải thể, bởi lẽ việc không còn giới hạn thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động được việc xử lý các quan hệ với bên thứ ba trước khi thực hiện giải thể. Về phía các khách hàng, đối tác của các doanh nghiệp cũng cần lưu ý quy định này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Ngoài ra, Điểm a, khoản 5, Điều 208 bổ sung thêm các khoản “bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp” vào các khoản được ưu tiên thanh toán. Việc bổ sung quy định này nhằm bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện việc giải thể, tuy nhiên vô hình chung thì đây được xác định là một trong những công việc cần phải thực hiện của doanh nghiệp khi giải thể. Doanh nghiệp cần lưu ý về nội dung này.

 

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm các giấy tờ:

 

(i) Thông báo về giải thể doanh nghiệp

(ii) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp.

 

Đây là quy trình nhằm bảo vệ người lao động trong doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện việc giải thể, tuy nhiên vô hình chung thì đây được xác định là một trong những công việc cần phải thực hiện của doanh nghiệp khi giải thể;

 

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp năm 2020 không yêu cầu có Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong hồ sơ giải thể nữa.

 

Công ty Luật HT Legal VN là chuyên gia trong lĩnh vực "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp"

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ "tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp" xin hãy liên hệ với chúng tôi

Hotline: 09 4517 4040 - 0961614040

Website : www.htlegalvn.com

Cùng chuyên mục