DOANH NGHIỆP KHÔNG CHỐT SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP. HCM, VIỆT NAM)

26/01/2024 - 918 lượt xem

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019;

- Nghị định 12/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17/01/2022 (“Nghị định 12/2022/NĐ-CP”).

Nội dung:

1. Nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm được quy định tại Điều 48.3 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Theo đó, người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động cần hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và trả các tài liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Mức phạt đối với hạnh vi không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động được quy định tại Điều 12.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả "hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Theo đó, tùy theo số lượng người lao động bị ảnh hưởng, người sử dụng lao động sẽ có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 41.4(d) Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động đã chốt sổ bảo hiểm nhưng không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động có thể chịu mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.

Mức phạt trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt nêu trên sẽ nhân đôi theo quy định tại Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.

Trên đây là bài viết về vấn đề Doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật TNHH HT Legal VN đơn vị chuyên tư vấn về lao động, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý về tuân thủ lao động, bảo hiểm xã hội,... Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Luật sư điều hành - Luật sư Nguyễn Thanh Trung  hoặc:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. HCM.

VP3: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 0961614040 - 0922224040

Quỳnh Lê
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục