MỘT SỐ LƯU Ý CỦA BÊN VAY, BÊN THẾ CHẤP VỀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TPHCM)

13/10/2023 - 1358 lượt xem

Trường hợp bên vay, bên thế chấp vi phạm Hợp đồng đã ký kết thì việc xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp hữu hiệu nhất để các ngân hàng thu hồi được nợ và xử lý được vấn đề nợ xấu. Theo quy định pháp luật hiện nay thì ngân hàng có thể giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua nhiều phương án

Trường hợp bên vay, bên thế chấp vi phạm Hợp đồng đã ký kết thì việc xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp hữu hiệu nhất để các ngân hàng thu hồi được nợ và xử lý được vấn đề nợ xấu. Theo quy định pháp luật hiện nay thì ngân hàng có thể giải quyết vấn đề nợ xấu thông qua nhiều phương án:

1. Ngoài tố tụng

Bên vay, bên bảo đảm tự huy động tiền để thực hiện việc trả nợ/bán tài sản để trả nợ hoặc ngân hàng tiến hành thuận với khách hàng nhằm thương lượng, thỏa thuận giải quyết dứt điểm khoản nợ. Đây là phương án tối ưu nhất vì hai bên đạt được sự đồng thuận, nhưng có một vấn đề với ngân hàng là họ không có quyền chủ động nắm giữ tài sản mà phụ thuộc vào thiện chí của bên vay, bên thế chấp và ngoài ra phụ thuộc vào yếu tố thị trường, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm vào thời điểm thỏa thuận thanh lý.

2. Tố tụng và thi hành án

Ngân hàng tiến hành khởi kiện và tham gia các giai đoạn thủ tục tố tụng tại Tòa án/Trọng Tài và sau đó yêu cầu thi hành án. Quá trình giải quyết sẽ phụ thuộc vào quy định pháp luật, chứng cứ và tiến độ giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phương án này đối với ngân hàng thường bị động và mất nhiều thời gian, trong khi yêu cầu phải giải quyết nhanh khoản nợ xấu đang hiện hữu.

3. Thu giữ và chủ động bán tài sản bảo đảm

So với hai phương án trên thì phương án thu giữ và chủ động bán tài sản bảo đảm đối với ngân hàng là một giải pháp chủ động và hữu hiệu hơn cả. Ngân hàng vừa chủ động nắm và quản lý được tài sản bảo đảm vừa tiến hành chủ động bán đấu giá tài sản theo bước giá, mức giá được cho là công khai và đúng theo quy định pháp luật cho đến khi bán được. Để nắm và quản lý được tài sản bảo đảm thì quyền thu giữ tài sản trở thành một quyền hạn vô cùng quan trọng và hết sức quan trọng đối với quá trình thu hồi nợ, xử lý nợ của ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời đã mang đến nhiều chuyển biến khá tích cực trong hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng. Nhưng với Nghị Quyết này thì quyền thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng có phần bị giới hạn bởi phải thỏa mãn 05 điều kiện sau đây:

(i) Phát sinh đúng trường hợp xử lý tài sản bảo đảm;

(ii) Việc thu giữ phải được ghi nhận tại hợp đồng bảo đảm;

(iii) Giao dịch bảo đảm/biện pháp bảo đảm phải được đăng ký theo đúng quy định;

(iv) Tài sản bảo đảm đang trong trạng thái bình thường, không phát sinh tranh chấp hoặc đang bị kê biên ... như Nghị Quyết quy định;

(v) Tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin để các bên có liên quan biết được thời gian, địa điểm, lý do thu giữ tài bảo đảm... .

Với kinh nghiệm, năng lực và sự chuyên nghiệp của mình, Công ty Luật TNHH HT Legal VN là đơn vị tư vấn pháp luật tiên phong trong hoạt động bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng, chúng tôi hướng đến sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề pháp lý của khách hàng, đại diện và cùng đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết khoản nợ, bảo vệ tài sản bảo đảm, quá trình thu giữ, quá trình khởi kiện, thi hành án nhằm đưa ra giải pháp pháp lý chuyên nghiệp và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Công ty Luật TNHH HT Legal VN

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN