PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

07/09/2023 - 431 lượt xem

Công chứng và chứng thực là là việc cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc người được Nhà nước ủy quyền thực hiện nhiệm vụ công để xác nhận hoặc xác thực tính chính xác, tính xác thực các loại văn bản, giao dịch hoặc giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, Công chứng cần có thời gian thực hiện lâu hơn và yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao hơn.

Công chứng và chứng thực là là việc cơ quan hoặc người có thẩm quyền hoặc người được Nhà nước ủy quyền thực hiện nhiệm vụ công để xác nhận hoặc xác thực tính chính xác, tính xác thực các loại văn bản, giao dịch hoặc giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, Công chứng cần có thời gian thực hiện lâu hơn và yêu cầu trình độ nghiệp vụ cao hơn.

Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây của HT Legal VN để tìm hiểu thêm về hai hình thức này.

I. Cơ sở pháp lý:

1. Luật Công chứng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2023 (Sau đây gọi tắt là “Luật Công chứng năm 2014”);

2. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

II. Nội dung:

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm

Theo khoản 1 điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

  • Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Theo khoản 1, 2, 3, 4 điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, có 4 hoạt động chứng thực như sau:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc: Căn cứ vào sổ gốc lưu trữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: khai sinh, chứng tử) để cấp bản sao.
  • Chứng thực bản sao từ bản chính: Căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính
  • Chứng thực chữ ký: Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch: Chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch

Bản chất

  • Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản:
  • Tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch
  • Mang tính pháp lý cao hơn
  • Kiểm soát nội dung bản gốc trùng với với bản sao; hoặc
  • Chứng nhận sự việc, tình trạng các bên tham gia giao dịch

Lưu ý: Không chịu trách nhiệm về nội dung

 

Thẩm quyền

Khoản 1 Điều 2, Điều 78 Luật Công chứng năm 2014:

  • Phòng/ Văn phòng công chứng;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

 

Điều 77 Luật Công chứng năm 2014, Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định:

  • Phòng/ Văn phòng công chứng;
  • Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã;
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Giá trị pháp lý

  • Đối với hợp đồng, giao dịch dân sự được công chứng:
  • Có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
  • Bản sao được cấp từ sổ gốc/ chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý; đại diện khách hàng thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan thủ tục công chứng, chứng thực, đại diện theo ủy quyền, làm chứng và các dịch vụ pháp lý khác. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Nhu Quynh
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục