SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG? (CÔNG TY LUẬT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

30/09/2022 - 871 lượt xem

Hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và hợp đồng vô hiệu là các chế tài xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp nhiều đương sự vẫn chưa thể phân biệt được ba trường hợp này dẫn đến việc yêu cầu khởi kiện hoặc phản tố trong quá trình giải quyết tranh chấp chưa đúng gây ảnh hưởng tới chính quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Sau đây là Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ cùng mọi người tìm hiểu các quy định liên quan đến 03 chế tài xử lý hợp đồng thông qua bài viết dưới đây.

- Căn cứ pháp lý: Bộ Luật Dân sự 2015

- Nội dung:

Tiêu chí

Hủy bỏ hợp đồng

Đơn phương Chấm dứt thực hiện hợp đồng

Hợp đồng vô hiệu

Khái niệm

 

Hủy bỏ hợp đồng là một trong các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, tức là tại thời điểm giao kết Hợp đồng đã có hiệu lực nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh yếu tố dẫn đến triệt tiêu hợp đồng với hậu quả hồi tố.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng. Cũng như hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng một trong các bên vi phạm thỏa thuận đã ký kết thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng hậu quả không hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không có một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực do pháp luật quy định từ đó sẽ không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. (Theo quy định tại Điều 177 và điều 122 BLDS 2015)

Trường hợp xử lý

Thứ nhất: Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

Thứ hai: Vi phạm nghiêm trọng do chậm thực hiện nghĩa vụ;

Thứ ba: Vi phạm nghĩa vụ không có khả năng thực hiện;

Thứ tư: Vi phạm trong tình trạng tài sản bị mất, bị hư hỏng.

Căn cứ Điều 423 đến Điều 426 BLDS 2015

 

 

 

 

Thứ nhất: Khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thứ hai: các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo Khoản 1 Điều 428 BLDS 2015

 

 

 

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định.

Căn cứ Điều 131 BLDS 2015

Hậu quả pháp lý

– Khi huỷ bỏ hợp đồng, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

Căn cứ Điều 427 BLDS 2015

- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ pháp lý thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Căn cứ Điều 428 Bộ luật dân sự 2015

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định.

Căn cứ Điều 131 BLDS 2015

 

 

Từ các nội dung so sánh nêu trên chúng ta có thể thấy điểm khác biệt giữa ba biện pháp như sau:

- Bản chất của việc hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều là hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình thực hiện xảy ra một trong các điều kiện làm cho hợp đồng bị triệt tiêu và khác nhau chủ yếu ở hậu quả pháp lý, còn Hợp đồng vô hiệu về bản chất ngay từ đầu đã không có giá trị pháp lý.

- Từ sự khác biệt nêu trên nên việc giải quyết hậu quả pháp lý cũng khác nhau, cụ thể:

+ Hủy bỏ hợp đồng sẽ có hiệu lực hồi tố, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp vẫn có giá trị pháp lý thực hiện.

+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là triệt tiêu hợp đồng trong tương lại, thời điểm triệt tiêu là khi bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện, các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp vẫn có giá trị pháp lý thực hiện.

+ Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả, các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp không có giá trị pháp lý thực hiện.

Bỏ qua trường hợp hợp đồng vô hiệu thì trong các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng là biện pháp nặng nhất: Triệt tiêu hợp đồng nên hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên không đạt được những gì họ mong đợi. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chỉ là biện pháp cuối cùng khi mà không thể còn biện pháp nào khác để tiếp tục hợp đồng cho dù là một phần. Chính vì vậy mà pháp luật cần hạn chế cho phép áp dụng biện pháp này. Hiện nay, đơn phương chấp dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng được quy định ở hai điều luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Về cơ bản, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng giống nhau về điều kiện và khác nhau về hệ quả (hồi tố hay không hồi tố như phân tích nêu trên) nên cách quy định như pháp luật hiện hành của chúng ta làm cho người quan tâm khá lúng túng khi nghiên cứu về vấn đề này.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về sự khác nhau giữa hủy bỏ, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hợp đồng vô hiệu. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP2: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

 

 

Kim Thoa
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục