TẠM ỨNG CHI TRẢ CỔ TỨC TRƯỚC KHI KẾT THÚC NĂM TÀI CHÍNH ?

16/10/2021 - 7455 lượt xem

Công ty Cổ phần (Đại chúng) muốn tạm ứng chi trả cổ tức trước kết thúc năm tài chính (31/12) theo phương thức: Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông họp và quyết định nhằm tiến hành tạm ứng ngay sau đó.

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành và thực hiện áp dụng pháp luật, Công ty Luật HT Legal VN có ý kiến tư vấn pháp lý như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Luật Chứng khoán số: 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Điều lệ hoạt động công ty.

2. Về quy định trả cổ tức: Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định:

- Căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.

- Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

+ Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

- Lưu ý trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định. Nhưng Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

- Về thẩm quyền: căn cứ Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông và thời gian chi trả, thủ tục đã được quy định tại Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020.

 3. Vấn đề tạm ứng chi trả cổ tức trước kết thúc năm tài chính:

- Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể việc tạm ứng chi trả cổ tức trong trường hợp này, mà chỉ có quy định thời hạn thanh toán cổ tức tại khoản 4 Điều 135:

“4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.”

Theo đó, Hội đồng quản trị quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức thì có thể tương tự để quyết định việc tạm ứng chi trả cổ tức (năm 2021) nhưng phải dựa trên cơ sở: hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức; kiến nghị mức cổ tức được trảTuy nhiên, khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 và căn cứ Điều lệ Công ty có quy định: Hội đồng quản trị có quyền -

+ Mức cổ tức dự kiến 2021 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh hiện tại, xử lý lỗ trong năm 2020 và kết quả kinh doanh dự kiến trong năm 2021.

 4. Phương án cân nhắc:

Trong trường hợp này, Hội đồng quản trị phải lưu ý xem lại tình hình kinh doanh hiện tại của công ty, khoản lợi nhuận chưa chia, xem xét mức có thể thực hiện tạm ứng cổ tức từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2021 để cân nhắc tiến hành:

- Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để Đại hội thảo luận và quyết định thông qua:

+ Mức trả cổ tức của từng loại cổ phần;

+ Thời gian chi trả, thủ tục chi trả;

+ Thông qua việc tạm ứng chi trả cổ tức 2021 và trả ngay trước thời điểm 31/12/2021;

+ Đại hội đồng cổ đông giao quyền cho HĐQT thực hiện công việc trên.

- Công ty phải chú ý đảm bảo tuân thủ tục khi tạm ứng chi trả cổ tức như: Lập danh sách cổ đông, xác định mức chi trả, thời gian thông báo về trả cổ tức theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Điều kiện đủ là Công ty phải tính toán, cân đối được nguồn tiền chi trả và nghĩa vụ tài chính khác sau khi tạm ứng cổ tức ngay trong năm 2021, phải đảm bảo nguyên tắc việc tạm ứng chi trả cổ tức ngay trong năm 2021 và các đợt chi trả trong năm 2022 tuân thủ đúng các điều kiện, quy định tại mục 2 nêu trên.

- Trường hợp không đảm bảo đúng các điều kiện luật định về trả cổ tức mà phát sinh thất thoát hoặc mất cân đối tài chính thì trách nhiệm trước hết thuộc về Hội đồng quản trị Công ty và những người thực hiện, chưa tính đến trách nhiệm cá nhân và các phát sinh pháp lý khác.

Chúng tôi nhận thấy đây là một tình huống pháp lý tương đối đặc biệt và thực tế (luật không quy định, không có quy định cấm), nên căn cứ trên nhu cầu thực tế để Doanh nghiệp áp dụng và phải đảm bảo nguyên tắc cân đối tài chính và đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác khi đến hạn.

Không có giải pháp, tính toán nào là hoàn hảo 100% và không có phương án giải quyết nào là triệt tiêu được 100% rủi ro. Hy vọng những chia sẻ của Công ty Luật HT Legal VN sẽ hữu ích cho Quý Doanh nghiệp.

 

HT Legal VN

Cùng chuyên mục