THẾ NÀO LÀ ĐÃ BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI MÀ CÒN VI PHẠM? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP.HCM)

03/05/2023 - 1794 lượt xem

Một hành vi vi phạm pháp luật của một người khi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm có thể bị xử lý như thế nào?

Một hành vi vi phạm pháp luật của một người khi đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm có thể bị xử lý như thế nào? Vậy Công ty Luật TNHH HT Legal VN giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Cơ sở pháp lý:

+ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)

+ Nghị quyết 01/2006/NQ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn

II. Nội dung:

* Xử phạt vi phạm hành chính?

Xử phạt vi phạm hành chính là bao gồm các hình phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, trục xuất. Cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất nên thời hạn được coi là không vi phạm hành chính là sau 06 tháng. Còn đối với các hình phạt khác là 01 năm.

* Đã bị xử phạt hành chính về hành vi mà còn vi phạm?

Mục 6 Nghị quyết 01/2006/NQ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn:

- Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm và đã được hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo đúng hướng dẫn của các văn bản đó.

- Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau:

+ Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê đó trong tội đó.

+ Đối với điều kiện quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép) thì đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi đã được liệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) ghi nhận hướng dẫn như sau: cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định. Do đó, đối với trường hợp nếu cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp người vi phạm sau 01 năm chưa thi hành quyết định mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý: Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Tại Khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương”. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và không thuộc các trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền; giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì phải bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại các điều 86, 87 và 88 Luật này. Do vậy, cá nhân, tổ chức bị xử phạt chỉ bị coi là cố tình trốn tránh, trì hoãn việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật (bao gồm cả việc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thi hành việc cưỡng chế theo các điều 86, 87 và 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) mà vẫn không thi hành; đồng thời, cố tình tìm cách trốn tránh, trì hoãn việc chấp hành quyết định đó như tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc thi hành... Nếu hết thời hạn quy định người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định đó thì không thuộc trường hợp người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định.

Việc tìm hiểu về đã bị xử phạt hành chính còn vi phạm giúp bạn nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh được HT Legal VN trình bày như trên, mọi thắc mắc liên hệ để được hướng dẫn cụ thể.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040

Ngọc Thà
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục