Theo khoản 11 điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi năm 2019 (sau đây gọi tắt là “Luật Xuất nhập cảnh”) quy định: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.” Như vậy, thị thực (visa) là giấy tờ quan trọng của người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh tại Việt Nam.
Riêng về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có 11 loại thị thực thường được áp dụng theo điều 8, điều 9 Luật Xuất nhập cảnh, cụ thể:
ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định. Thời hạn không quá 05 năm.
ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định. Thời hạn không quá 05 năm.
ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng. Thời hạn không quá 03 năm.
ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Thời hạn không quá 12 tháng.
DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời hạn không quá 12 tháng.
DN2 - Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thời hạn không quá 12 tháng.
NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn không quá 12 tháng.
NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn không quá 12 tháng.
NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Thời hạn không quá 12 tháng.
LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Thời hạn không quá 02 năm.
LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động. Thời hạn không quá 02 năm.
Nhận thấy rõ nhu cầu đăng ký cấp thị thực (visa) cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tăng đột biến sau dịch bệnh Covid, HT Legal VN xin chia sẻ bài viết dưới đây để các doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Cơ sở pháp lý:
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi năm 2019;
- Thông tư 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung:
Theo điều 16 Luật Xuất nhập cảnh, để đề nghị cấp thị thực (visa) cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho người lao động nước ngoài, công ty cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Thành phần hồ sơ:
- Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (NA2)
- Doanh nghiệp đăng ký mẫu đơn này online tại địa chỉ: https://www.xuatnhapcanh.gov.vn/dvbl-khong-tai-khoan . Sau khi điền đầy đủ thông tin, trang web sẽ trích xuất mẫu NA2. Doanh nghiệp ký, đóng dấu văn bản.
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 theo Thông tư 04/2015/TT-BCA)
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ:
- Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tại TP. Hà Nội đối với doanh nghiệp có trụ sở ở khu vực phía Bắc từ tỉnh Quảng Nam đổ ra
Địa chỉ: Số 44 - 46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại: (024) 3825 7941
- Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh đối với doanh nghiệp có trụ sở ở khu vực Phía Nam
Địa chỉ: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3920 2300
- Kết quả thủ tục: Công văn giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
- Quy trình cấp thị thực (visa) vào hộ chiếu của người nước ngoài:
Sau khi nhận được kết quả thủ tục, doanh nghiệp mthông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực (visa) tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài (Tổng lãnh sự quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam).
- Lệ phí thực hiện thủ tục: Theo Biểu mức thu phí, lệ phí kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC:
- Phí fax kết quả thủ tục cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài: 18.700 VND;
- Lệ phí cấp thị thực có giá trị một lần: 25 USD;
- Lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần: 50 USD đến 155 USD tùy vào thời hạn của thị thực.
Công ty Luật TNHH HT Legal VN tự hào là Công ty Luật chuyên nghiệp trong hệ thống tư vấn pháp lý doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Nếu có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040