XỬ LÝ TIỀN THU LỢI BẤT CHÍNH TỪ THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

01/06/2023 - 685 lượt xem

Hành vi tạo cung - cầu giả, đẩy giá tăng hoặc giảm đột ngột để lừa nhà đầu tư tham gia là một trong những cách thao túng thị trường chứng khoán nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư và còn có tác hại lớn hơn là mất niềm tin của Nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán nên pháp luật đã có những chế tài về hình xử nhằm răn đe và phòng ngừa chung.

Tạo cung - cầu giả, đẩy giá tăng hoặc giảm đột ngột để lừa nhà đầu tư tham gia là một trong những cách thao túng thị trường chứng khoán nhằm chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hành vi này còn có tác hại lớn hơn là mất niềm tin của Nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán nên Pháp luật đã có những chế tài về hình xử nhằm răn đe và phòng ngừa chung.

Hãy cùng Công Ty Luật TNHH HT Legal VN tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán là gì? Các hình thức của thao túng thị trường chứng khoán ,số tiền thu lợi bất chính bị xử lý ra sao?

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Luật Chứng khoán 2019;

- Bộ luật Hình sự 2015.

NỘI DUNG:

1. Thao túng thị trường chứng khoán là gì ?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì thao túng thị trường chứng khoán được hiểu như sau:

“Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán: “Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán”.

Hành vi này cố ý gây ảnh hưởng đến thị trường thông qua các phương pháp khác nhau nhằm trục lợi cho cá nhân. Trên thị trường, thao túng có thể được thực hiện bằng việc lợi dụng quy luật cung cầu từ đó tác động tới mức giá. Quy mô của thị trường càng lớn thì khả năng thao túng thị trường chứng khoán càng thấp.

 

2. Các hình thức Thao túng điển hình của thị trường chứng khoán:

Tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Luật Chứng khoán năm 2019 đề cập đến ba hành vi thao túng trên thị trường.

+ Thứ nhất, sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hay của người khác, hoặc thông đồng, để mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung - cầu giả tạo.

+ Thứ hai, giao dịch bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán.

+ Thứ ba, sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng.

Trong đó, tạo cung - cầu giả bằng cách thông đồng thực hiện mua, bán chứng khoán là phổ biến nhất. 5 vụ thao túng thị trường chứng khoán lớn nhất đều áp dụng thủ thuật trên.

Ngoài ra, Nghị định 156/2020/NĐ-CP cũng bổ sung một số hành vi như liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường, nhằm tạo mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó. Thao túng còn được thực hiện bằng cách đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành nhằm tạo ảnh hưởng đến thị giá, sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế với loại chứng khoán đó.

Từ các quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu thao túng thị trường chứng khoán là những hành vi gian lận nhằm ngăn cản việc xác định giá thực tế của một loại chứng khoán trên thị trường (thường là cổ phiếu), tạo cung - cầu giả, ảnh hưởng đến thị giá để lừa các nhà đầu tư, gây thiệt hại cho thị trường chung. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của một vụ thao túng là giá cổ phiếu tăng hoặc giảm đột ngột với khối lượng giao dịch bất thường.

Nhìn chung, các vụ thao túng thị trường chứng khoán gây thiệt hại lớn và trên diện rộng cho nhà đầu tư. Ví dụ như: trong vụ thao túng mã BII và TGG, tổng khoản thu trái pháp luật của nhóm Đỗ X hơn 154 tỷ đồng.

3. Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý như thế nào ?

Tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội thao túng thị trường chứng khoán như sau:

Điều 211 quy định 3 khung hình phạt:

- Người phạm tội theo quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Người phạm tội theo quy định tại khoản 2 thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp: a) Có tổ chức; b) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.  

- Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại khoản 4:

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tại Điều 4 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định hình thức vi phạm xử phạt hành chính:

Với những trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 1.000.000.000 VNĐ đến 1.200.000.000 VNĐ đối với hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Xử lý tiền thu lợi bất chính như thế nào ?

Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: “Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội”.

Thu lợi bất chính là yếu tố định khung hình phạt trong một số loại tội phạm như thu lợi bất chính từ việc thao túng thị trường chứng khoán.

Chúng ta cần phân biệt số tiền thu lợi bất chính và số tiền bị chiếm đoạt trong nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Đối với loại tội phạm xâm phạm quyền sở hữu như tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; “Trộm cắp tài sản”…thì số tiền bị chiếm đoạt sẽ trả lại cho người bị hại. Tuy nhiên, số tiền thu lợi bất chính chủ yếu nằm trong nhóm tội xâm phạm về quản lý, trật tự xã hội do vậy các khoản lợi này cần phải bị áp dụng biện pháp tư pháp là tịch thu, sung vào ngân sách nhà nước để xử lý.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về XỬ LÝ THU LỢI BẤT CHÍNH THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com          Hotline: 09 6161 4040 – 09 0161 4040

Khánh Nhi
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục