Những điều quen thuộc thường bị chúng ta dễ dàng bỏ qua, khi vay vốn Ngân hàng và thế chấp chính ngôi nhà duy nhất của mình để đảm bảo cho khoản vay đó thì bản thân chúng ta ít để ý đến quyền của mình khi thế chấp như thế nào? chúng ta được quyền làm gì? Trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về những vấn đề thường xuyên gặp phải, để không phải bị động mỗi khi phát sinh những điều ngoài ý muốn là điều nên làm ngay.
Theo đó Quyền của Bên thế chấp được quy định tại Điều 321 Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Nếu bạn gặp phải vấn đề pháp lý cần giải quyết, hãy liên hệ ngay Công ty Luật HT Legal VN:
Hotline: 09 6161 4040 Email: info@htlegalvn.com