BÊN THỨ BA CẦN QUAN TÂM KHI THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC VAY TIỀN? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

01/03/2024 - 1930 lượt xem

Bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ và lưu ý với Bên thế chấp 3 vấn đề: - Bên thứ ba (Bên thế chấp) có được thế chấp tài sản để đảm bảo cho người khác vay ngân hàng? - Bên thế chấp là Bên thứ 3 cần lưu ý những gì trước khi đặt bút ký hợp đồng thế chấp? - Tại sao Bên thế chấp là Bên thứ ba cần tham vấn Luật sư?

Việc bảo lãnh hay bảo đảm cho nghĩa vụ của người khác là hoạt động phổ biến trong xã hội, đặc biệt là những đối tượng có mối quan hệ gia đình hoặc thân thiết. Tuy nhiên, cũng chính vì phát xuất từ mối quan hệ “tình cảm” này mà thường nẩy sinh rất nhiều tranh chấp không đáng có, từ đó biến mối quan hệ vốn được xác định là “không sao đâu”, “đơn giản mà” hoặc “coi như anh em” thành hai từ “không ngờ” hay “nếu như” ... . Đôi khi chúng ta lẫn lộn hoặc bị lợi dụng giữa tình cảm và công việc, giữa cái lý và cái tình nên mới không thượng tôn pháp luật hoặc coi trọng pháp luật trong bất kỳ mối quan hệ nào, dẫn đến bản thân bị thiệt thòi và bị xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ và lưu ý với Bên thế chấp 3 vấn đề:

- Bên thứ ba (Bên thế chấp) có được thế chấp tài sản để đảm bảo cho người khác vay ngân hàng?

- Bên thế chấp là Bên thứ 3 cần lưu ý những gì trước khi đặt bút ký hợp đồng thế chấp?

- Tại sao Bên thế chấp là Bên thứ ba cần tham vấn Luật sư?

1. Bên thứ ba (Bên thế chấp) có được thế chấp tài sản để đảm bảo cho người khác vay ngân hàng?

Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là Bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là Bên nhận thế chấp). Theo đó trong mối quan hệ này sẽ phát sinh 3 đối tượng:

- Bên thế chấp là bên thứ ba, người có tài sản mang đi thế chấp ngân hàng để bảo đảm nghĩa vụ cho Bên bảo đảm (chính là người đi vay tiền);

- Bên bảo đảm là người đi vay tiền ngân hàng, người có nghĩa vụ và nghĩa vụ này được bảo đảm bởi tài sản thế chấp của bên thứ ba (Bên thế chấp như trên)

- Bên nhận thế chấp là ngân hàng hoặc tổ chức khác theo luật định, họ thực hiện việc nhận thế chấp.

Ví dụ: Cha mẹ anh HT dùng tài sản của mình để thế chấp cho anh HT vay tiền Ngân hàng Vietcombank. Thì lúc này: Bên thứ ba (Bên thế chấp) là Cha mẹ anh HT; Bên bảo đảm là anh HT và Bên nhận thế chấp là Vietcombank.

Bộ luật Dân sự và quy định pháp luật hiện hành không có quy định cấm thế chấp bằng tài sản của người khác (người thứ ba) để thực hiện nghĩa vụ của mình nên hoàn toàn có thể thế chấp tài sản của bên thứ 3 để vay vốn ngân hàng. Tất nhiên việc thế chấp bằng tài sản của người thứ ba thì phải được sự tự nguyện và đồng ý của họ thì mới thực hiện được. Mọi hành vi thế chấp tài sản của người khác bằng hành vi trộm, cưỡng đoạt hoặc trái với ý chí với chủ tài sản là trái pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ để xử lý hình sự hoặc hành chính.

2. Bên thế chấp là Bên thứ ba cần lưu ý những gì trước khi đặt bút ký hợp đồng thế chấp?

Trong trường hợp, Bên thứ ba tự nguyện đứng ra dùng tài sản của mình để thế chấp nhằm đảm bảo cho khoản vay của người khác thì phải lưu ý rằng đang tồn tại hai mối quan hệ khác nhau, giữa mình với bên vay và giữ mình với ngân hàng. Vậy nên, khi phát sinh bất kỳ việc vi phạm nghĩa vụ nào của bên vay hoặc thế chấp thì mình sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng theo luật định.

Với kinh nghiệm tranh tụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng thế chấp ngân hàng và hoạt động tư vấn cho bên thế chấp, bên vay. Luật sư HT Legal VN lưu ý Bên thứ ba những vấn đề sau đây:

- Đối với bên vay, người sử dụng tiền vay, trước khi ký kết hợp đồng thế chấp phải có thỏa thuận bằng văn bản để làm rõ quyền, nghĩa vụ giữa hai bên để ràng buộc về mặt pháp lý trong việc sử dụng tài sản của bên thứ ba, đồng thời xác định rõ mục đích vay, việc sử dụng tiền vay, nghĩa vụ cụ thể của bên vay đối với bên thứ ba khi ký kết hợp đồng thế chấp, trong suốt quá trình thế chấp và cho đến khi kết thúc.

- Tuyệt đối tránh tư duy không rõ ràng, mập mờ giữa tình cảm và pháp lý mà làm ảnh hưởng đến tính trách nhiệm, nghĩa vụ khi phát sinh rủi ro pháp lý hoặc tranh chấp không đáng có với bên khác. Vậy nên, theo chúng tôi Bên thứ ba/thế chấp nên trao đổi và thỏa thuận rõ nghĩa vụ cụ thể khi phát sinh tranh chấp, bị nợ quá hạn dẫn đến phát mãi tài sản thế chấp thì nghĩa vụ, trách nhiệm của bên vay như thế nào? Có tài sản hoặc nghĩa vụ nào khác thay thế không? Những cam kết hoặc trách nhiệm khác minh chứng hoặc rõ ràng cho mục đích và trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ tài sản thế chấp của bên thứ ba khi chính bản thân bên vay là người sử dụng tiền vay.

- Trường hợp ủy quyền cho bên vay được quyền đại diện Bên thứ ba để thế chấp tài sản thì Bên thứ ba phải làm rõ đối tượng tài sản cụ thể, số tiền thế chấp tối đa cụ thể gốc, lãi bao nhiêu? Nghĩa vụ thông báo tiến độ thế chấp? Thời hạn giấy ủy quyền và các yêu cầu cụ thể khác nhằm tránh hành vi vượt giới hạn ủy quyền hoặc tự ý sử dụng tài sản thế chấp trái với ý muốn của Bên thứ ba.

- Đối với ngân hàng, bản thân Bên thứ ba với ngân hàng là quan hệ thế chấp/bảo đảm và là mối quan hệ độc lập với quan hệ tín dụng/vay, vậy nên Bên thứ ba có quyền và nghĩa vụ đối với ngân hàng theo hợp đồng thế chấp liên quan, Bên thứ ba theo đó cần làm rõ phạm vi thế chấp tài sản của mình với ngân hàng, số tiền gốc, lãi bảo đảm tối đa? Thời hạn thế chấp? Phương thức xử lý tài sản thế chấp? Thứ tự xử lý tài sản thế chấp? Điều này đặc biệt quan trọng với những tài sản có giá trị lớn hoặc thuộc trường hợp thế chấp nhiều tài sản, cả động sản và bất động sản.

- Bên thứ ba cũng cần làm việc rõ ràng với ngân hàng và với bên vay để làm rõ chi tiết quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và nhiều vấn đề liên quan khác nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm, đồng thời hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với ngân hàng và cả bên vay.

- Tham vấn Luật sư có chuyên môn về bảo vệ bên thế chấp, bên vay hoặc tư vấn tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp trước khi ký kết văn bản, hợp đồng/giao dịch có liên quan.

3. Tại sao Bên thế chấp là Bên thứ ba cần tham vấn Luật sư?

Trước hết phải khẳng định Luật sư ở đây là nói đến các Luật sư chuyên bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng và Công ty Luật chuyên nghiệp, có thế mạnh đặc thù về tư vấn cho bên vay, bên thế và các tranh chấp hợp đồng tín dụng, thế chấp khác như Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

Các hoạt động tư vấn và triển khai dịch vụ pháp lý của các đơn vị/cá nhân không chuyên sẽ không đem lại hiệu quả cao mà ngược lại tính bất lợi rất lớn. Yếu tố thời gian, giá trị tài sản, nắm điểm yếu điểm mạnh, quyết định đưa ra phương án nhanh chóng, chính xác là tiên quyết trong thương lượng các vụ việc này.

Với năng lực, kiến thức và trải nghiệm thực tế của các Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp tại Công ty Luật TNHH HT Legal VN, chúng tôi cung cấp các giải pháp pháp lý sau đây:

- Xem xét, đánh giá toàn bộ hồ sơ, tài liệu và phân tích điểm mạnh yếu cho khách hàng. Từ đó, đưa ra hướng đi phù hợp cho vấn đề pháp lý của khách hàng.

- Xác định hướng giải quyết và tư vấn cho khách hàng tất cả các quy định pháp luật liên quan, quyền của khách hàng theo luật định, những biện pháp, giải pháp sẽ thực hiện tuỳ từng vụ việc, từng tình huống.

- Hướng dẫn và chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ tài liệu có lợi.

- Cùng hoặc đại diện khách hàng làm việc với bên vay, ngân hàng và các bên có liên quan giải quyết công việc, đề xuất theo hướng có lợi cho khách hàng.

- Tham vấn và theo suốt quá trình làm việc, thương lượng, thế chấp và các hoạt động pháp lý, ký kết, công chứng, thế chấp cùng với khách hàng.

- Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp sẽ tư vấn, đưa ra giải pháp pháp lý và đại diện khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý khác liên quan nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật, đúng quyền, đúng nghĩa vụ và bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là nội dung pháp lý về: Bên thứ ba cần quan tâm khi thế chấp tài sản của mình cho người khác vay tiền? với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh giải pháp pháp lý thì giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro của Luật sư HT Legal VN góp phần xử lý vấn đề hợp lý và hiệu quả nhất.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN là Công ty Luật tiên phong và chuyên biệt hóa trong cung cấp Dịch vụ Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng. Chúng tôi xây dựng đội ngũ Luật sư và Cố vấn pháp lý cấp cao giàu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực tranh chấp Hợp đồng tín dụng, tranh chấp Hợp đồng thế chấp và chuyên biệt trong bảo vệ bên vay, bên thế chấp (bên bảo đảm nói chung) theo một quy trình chuẩn mực, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Luật sư HT LegaL VN

Liên hệ Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Công ty Luật TNHH HT Legal VN:

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

(Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: info@htlegalvn.com        Hotline: 0961614040 - 0922224040 - 0945174040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục