BỐN NGUYÊN TẮC VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN VÀ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI ĐẤU GIÁ NGAY TÌNH (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP.HCM)

15/12/2023 - 1708 lượt xem

Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng là dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Công ty Luật TNHH HT Legal VN, trong quá trình tư vấn pháp lý và xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, Luật sư chúng tôi thấy rằng nhiều trường hợp khách hàng bị bất lợi và vi phạm nghiêm trọng quyền lợi từ việc đấu giá tài sản, đặc biệt việc đấu giá đều có những nguyên tắc luật định và nhiều quy định khác để bảo vệ người tham gia giao dịch ngay tình.

Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng là dịch vụ pháp lý chuyên biệt của Công ty Luật TNHH HT Legal VN, trong quá trình tư vấn pháp lý và xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, Luật sư chúng tôi thấy rằng nhiều trường hợp khách hàng bị bất lợi và vi phạm nghiêm trọng quyền lợi từ việc đấu giá tài sản, đặc biệt việc đấu giá đều có những nguyên tắc luật định và nhiều quy định khác để bảo vệ người tham gia giao dịch ngay tình.

1. Bốn nguyên tắc đấu giá tài sản theo Luật Đấu giá tài sản

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016, có bốn nguyên tắc đấu giá sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật.

- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.

- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.

Trường hợp vi phạm các nguyên tắc này thì kết quả đấu giá là trái pháp luật và sẽ bị hủy theo luật định.

2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình

Người có tài sản đấu giá: là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật (khoản 5 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016).

Người tham gia đấu giá: là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 7 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016).

Người trúng đấu giá: là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống (khoản 8 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016).

Người mua được tài sản đấu giá: là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản (khoản 6 Điều 6 Luật Đấu giá tài sản 2016).

“Ngay tình” là gì? Bộ Luật dân sự 2015 không có quy định thế nào là “ngay tình”, chỉ có quy định khái niệm về chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình hay người thứ ba ngay tình nhưng theo nguyên tắc quy định và thực tế thì có thể hiểu cơ bản “ngay tình” là một bên trong giao dịch dân sự được pháp luật bảo vệ, họ tham gia giao dịch một cách tự nguyện, thiện chí, trung thực và tuân thủ đúng quy định pháp luật nhưng vì lý do bất khả kháng nào đó mà họ không hề biết trước hậu quả của giao dịch và điều này không phải do lỗi của họ.

Điều 7 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch đấu giá ngay tình như sau:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.

- Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.

- Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khiếu nại, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 72 của Luật này được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng dân sự.

- Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

Với chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng, Luật sư HT Legal VN am hiểu và biết phương án hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng trong quá trình xử lý nợ, bán đấu giá, mua đấu giá và vấn đề khác liên quan hồ sơ tín dụng, hồ sơ thế chấp ngân hàng. Trong trường hợp quý khách hàng cần Luật sư tham vấn các giao dịch đấu giá tài sản, tranh chấp phát sinh từ hoạt động đấu giá tài sản hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH HT Legal VN theo thông tin sau:

Luật sư bảo vệ bên vay, bên thế chấp ngân hàng:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. HCM.

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22).

VP2: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0961614040 - 0922224040

Luật sư Nguyễn Thanh Trung
Theo HT Legal VN