DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI THÔNG BÁO KHI THAY ĐỔI VỀ LAO ĐỘNG KHÔNG? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

26/06/2024 - 489 lượt xem

Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI THÔNG BÁO KHI THAY ĐỔI VỀ LAO ĐỘNG KHÔNG?

(CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

 

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết này để phân tích giải đáp về vấn đề doanh nghiệp có cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi về lao động mà mình sử dụng không?

 

I. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145/2020/NĐ-CP”);

- Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/05/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (“Nghị định 35/2022/NĐ-CP”);

- Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Chính phủ ban hành ngày 17/01/2022 (“Nghị định 12/2022/NĐ-CP”).

II. Nội dung

1. Nghĩa vụ và thời hạn để nộp Báo cáo tình hình thay đổi lao động được quy định tại Điều 4.2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 73.1 Nghị định 35/2022/NĐ-CP) như sau:

Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động 

"Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nộp Báo cáo cáo tình hình thay đổi lao động cho các cơ quan sau:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.

Thời hạn nộp: 

- Báo cáo 06 tháng: trước ngày 05/06 hằng năm;

- Báo cáo hằng năm: trước ngày 05/12 hằng năm.

 

2. Mức xử phạt đối với vi phạm về nộp Báo cáo tình hình thay đổi lao động được quy định tại Điều 8.2(c) Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

...

c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;...”

Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt nêu trên sẽ được áp dụng nhân đôi theo quy định tại Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, vì doanh nghiệp là tổ chức, mức phạt áp dụng đối với việc không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật TNHH HT Legal VN giải đáp về vấn đề doanh nghiệp có cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi về lao động không? 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Tú Lê
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục