Cần làm gì khi Ngân hàng xử lý thu nợ không đúng chuẩn mực?
Thời gian gần đây thông tin về khách hàng vay, bên bảo đảm bị đe dọa tính mạng, thậm chí tự tử nghi do mất khả năng thanh toán nợ và bị bên cho vay liên tục khủng bố đòi nợ, đe dọa tinh thần lẫn thể xác.
Thông tin xã hội cũng náo loạn chuyện cá nhân, doanh nghiệp vay vốn liên tiếp tố cáo Ngân hàng thu hồi nợ theo kiểu chợ búa, “xã hội đen”, cụ thể:
Hành vi Ngân hàng cho nhân viên thu nợ, nhóm từ 15 đến 20 người đe dọa, gây áp lực để buộc người sử dụng xe ô tô (đang thế chấp) phải giao xe ngay tại chỗ hoặc tổ chức nguyên một đội đông người tới nhà bên vay hoặc bên bảo đảm để gây huyên náo, ồn ào cả khu vực với mục đích yêu cầu trả nợ hoặc bàn giao nhà.
Hoặc hành vi liên tục gọi điện nhắc nợ kiểu chửi mắng, la ó hoặc sử dụng ngôn từ chua chác, khó nghe khiến người nghe cảm thấy bị áp bức, đe dọa và sợ hãi.
Thực tế cho thấy rằng, chưa tính đến phương thức đòi nợ như vậy là đúng hay sai, pháp luật cho phép hay không nhưng hình thức thu nợ kiểu đe dọa, cưỡng bức như thế này đã thành một vấn nạn và thường xuyên bị khiếu nại, tố cáo và chứa đầy sự bất cập.
Trước hành động của Ngân hàng thì bên vay và bên bảo đảm phải làm gì?
Phải khẳng định đầu tiên là chủ trương của Chính phủ và NHNN, mỗi tổ chức tín dụng luôn là phải tuân thủ pháp luật, tinh thần phải luôn thiện chí, đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp trong việc thu hồi công nợ.
Việc xẩy ra tình trạng phức tạp và có dấu hiệu sai trái trên là một bộ phận cán bộ xử lý nợ vì thiếu kỷ năng, kiến thức hoặc vì áp lực mà có hành vi không đúng đắn.
Vậy trước hết người dân và doanh nghiệp phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản về hoạt động xử lý nợ của Ngân hàng.
Thứ hai, phải luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ thanh toán, bảo đảm của mình và hợp tác với Ngân hàng trong quá trình giải quyết nợ.
Thứ ba, phải bình tĩnh và kiên quyết trước hành vi sai trái của người khác đe dọa, áp bức giao tài sản không đúng pháp luật, khiếu nại và tố cáo ngay đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, phải xem xét lại nghĩa vụ của mình, khả năng trả nợ và phải có phương án xử lý rõ ràng, cụ thể và dứt điểm để luôn chủ động trong mọi việc.
Cuối cùng, phải nhờ HT Legal VN, các Công ty Luật, đơn vị tư vấn khác có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ xử lý và thương lượng với phía Ngân hàng và không để mọi chuyện đi quá xa mới nghỉ đến người bảo vệ mình.
Chi tiết xin liên hệ: HT Legal VN – 0961614040; 0971174040.
Bài viết thể hiện quan riêng của HT Legal VN